Tội phạm: “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Phòng ngừa tội phạm là cơ sở, nền tảng và xuất phát điểm của ngành khoa học tội phạm học. Phòng ngừa tội phạm khác với chống tội phạm và cũng khác với kiểm soát tội phạm.

Tội phạm đang ngày càng trở phức tạp và nguy hiểm, nhờ có ngành tội phạm học tình hình này đã được kiểm soát phần nào, cùng với tiêu chí “phòng bệnh hơn chữa bệnh” – phòng ngừa tội phạm là nội dung nghiên cứu quan trọng của tội phạm học góp một phần lớn trong công tác đẩy lùi tội phạm.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Vậy, phòng ngừa tội phạm là gì ?

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động có tính chủ động và tổng hợp của Nhà nước, của xã hội và của mọi công dân hướng tới việc hạn chế, ngăn ngừa sự hình thành của xã hội và của mọi công dân hướng tới việc hạn chế, ngăn ngừa sự hình thành các thành tố tạo thành nguyên nhân của tội phạm hoặc làm cho các thành tố này không phát huy được tác dụng để loại trừ dạng nguyên nhân của tội phạm, ngăn ngừa tội phạm xảy ra.

Với cách hiểu này, phòng ngừa tội phạm khác với chống tội phạm và cũng khác với kiểm soát tội phạm. Nhưng chống tội phạm cũng như kiểm soát tội phạm không phải độc lập hoàn toàn với phòng ngừa tội phạm, vì chống tội phạm và kiểm soát tội phạm cũng có mục đích phòng ngừa tội phạm và trong phạm vi nhất định, hoạt động cụ thể của chống tội phạm hay kiểm soát tội phạm cũng là hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Tại sao lại nói: “phòng bệnh hơn chữa bệnh” ?

Nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm chính là nghiên cứu cơ sở, nền tảng và điểm xuất phát để tiếp tục nghiên cứu những nội dung khác trong lý luận tội phạm học. Suy cho cùng, nghiên cứu về tội phạm học là nghiên cứu để hạn chế thấp nhất những tác hại nguy hiểm mà hoạt động này mang lại, phòng ngừa tội phạm như là một cây “ kim chỉ nam” soi đường rẽ lối cho ngành tội phạm học đi đến hoàn thiện.

Phòng ngừa tội phạm nhằm mục đích kìm chế sự gia tăng, hạn chế dần mức độ và tính chất nghiêm trọng của tội phạm và ngăn ngừa tội phạm xảy ra. Theo đó, mục đích của phòng ngừa tội phạm có các mức độ khác nhau từ kìm chế sự gia tăng của tội phạm, hạn chế dần mức độ và tính chất nghiêm trọng của tội phạm đến ngăn ngừa tội phạm xảy ra.

Để có thể đạt được mục đích này đòi hỏi phải đưa ra được hệ thống các biện pháp phòng ngừa phù hợp vớí thực trạng và diễn biễn của tội phạm và có tính khả thi cũng như phải tổ chức triển khai thực hiện đựợc các biện pháp phòng ngừa nảy một cách đồng bộ và hợp lí.

Chính hệ thống biện pháp này đã góp phần giúp cho hoạt động nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm trở thành một phần quan trọng của ngành nghiên cứu tội phạm học, mang những giá trị cốt lõi không thể tìm thấy ở chống tội phạm hay kiếm soát tội phạm, đi từ sơ khai động cơ, hành vi dẫn đến phạm tội của chủ thể để ngăn chặn từ những mầm mống cơ bản nhất, hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro, cũng như là những tình trạng không mong muốn xảy ra.

Bởi vì , các biện pháp phòng ngừa tội phạm phải được xây dựng trên cơ sở khảo sát, đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình tội phạm đã xảy ra, dự báo tình hình tội phạm sẽ xảy ra và xuất phát từ các giải thích về nguyên nhân của tội phạm. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm được xây dựng trên cơ sở xác định đúng nguyên nhân của tội phạm mới có khả năng ngăn ngừa sự hình thành cũng như loại trự dần nguyên nhân của tội phạm.

Các biện pháp phòng ngừa tội phạm được đưa ra cũng đòi hỏi phải phù hợp với điều kiện thực tế cho phép để đảm bảo tính khả thi và hướng tới các thành tố có thể tạo thành nguyên nhân của tội phạm. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cũng không chỉ là các biện pháp đơn lẻ mà là một hệ thống đồng bộ, không chỉ của Nhà nước mà còn là của toàn xã hội và của tât cả mọi công dân.

Chính vì lý do này, phòng ngừa tội phạm luôn là lựa chọn hàng đầu trong ngành tội phạm học – ngành khoa học phục vụ đắc lực cho đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].