Tội phản bội tổ quốc được quy định thế nào?

Tội phản bội tổ quốc là một trong những tội xâm phạm đến an ninh quốc gia được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Tội phản bội Tổ quốc là hành vi của công dân Việt Nam câu kết với người nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của tội phản bội Tổ quốc

Điều 108 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là "Bộ luật Hình sự") quy định về tội phản bội Tổ quốc như sau:

"1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm."

Cấu thành tội phạm của tội phản bội Tổ quốc

(i) Khách thể của tội phản bội Tổ quốc

Khách thể của tội này là quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, đó là các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Độc lập có nghĩa là Nhà nước ta có quyền tự quyết định mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của mình mà không một thế lực nào , quốc gia nào có quyền can thiệp hoặc áp đặt.

Chủ quyền bao gồm: Quyền tối cao của Nhà nước ta trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và quyền độc lập của Nhà nước trong quan hệ quốc tế.

Việt Nam còn là một quốc gia thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo. Lãnh thổ Việt Nam là thống nhất, toàn vẹn và bất khả xâm phạm.

(ii) Mặt khách quan của tội phản bội Tổ quốc

Hành vi khách quan của tội phản bội tổ quốc được thể hiện như sau: Người phạm tội có hành vi cấu kết với người nước ngoài. Câu kết với nước ngoài được hiểu là sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với người nước ngoài nhằm chống lại Tổ quốc. Câu kết với người nước ngoài thường được thể hiện dưới hình thức:

– Bàn bạc với người nước ngoài về âm mưu, phương thức, kế hoạch hoạt động trước mắt cũng như lâu dài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

– Nhận sự giúp đỡ cuả nước ngoài về vũ khí, đạn dược, tiền bạc, các phương tiện kỹ thuật khác để chống lại tổ quốc.

Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay cho người nước ngoài chống lại Tổ quốc.

Tội phản bội tổ quốc được coi là hoàn thành, khi người phạm tội có hành vi cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

(iii) Mặt chủ quan của tội phản bội Tổ quốc

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi câu kết với người nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.

Mục đích phạm tội: Người phạm tội thực hiện hành vi trên nhằm chống chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Mục đích chống chính quyền nhân dân là mục đích bắt buộc của cấu thành tội phạm tội phản bội Tổ quốc.

(iv) Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc

Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, chỉ có thể là công dân Việt Nam, tức là người mang quốc tịch Việt Nam. Những người không phải là công dân Việt Nam: người nước ngoài, người không quốc tịch không phải là chủ thể của tội phản bội tổ quốc. Tuy nhiên, người nước ngoài, người không có quốc tịch cấu kết với công dân Việt Nam gây nguy hại đến các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phản bội Tổ quốc với vai trò là đồng phạm (người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục).

Hình phạt đối với người phạm tội phản bội Tổ quốc

Hình phạt được quy định với tội phản bội Tổ quốc rất nghiêm khắc. Theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Hình sự, có 02khung hình phạt đối với tội này như sau:

Khung hình phạt cơ bản được quy định tại Khoản 1 có mức phạttù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Khung giảm nhẹ quy định mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Đây là khung hình phạt được áp dụng khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ như người phạm tội tự thú, thật thà khai báo về hà mình vi phạm tội của mình, cũng như của đồng bọn, góp phần giúp các cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý tội phạm này.

Người chuẩn bị phạm tội phản bội Tổ quốc cũng bị truy cứu trách nhiệm Hình sự với mức hình phạt từ 01 đến 07 năm tù.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Vì sao các tổ chức, cá nhân nên sử dụng dịch vụ pháp lý trong trường hợp có liên quan tới tội phạm phản bội Tổ quốc:

Oan, sai, tình trạng bức cung, nhục hình trong vụ án hình sự tại Việt Nam hiện nay không còn hiếm. Tình trạng này không chỉ trực tiếp xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm... mà trong nhiều trường hợp, còn tước đoạt cả quyền được sống của con người;

Ngược lại, Việt Nam không hiếm trường hợp lại diễn ra tình trạng "hành chính hóa" hoặc "dân sự hóa" hành vi vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm). Tố giác, tố cáo, tin báo tội phạm của tổ chức, doanh nghiệp, công dân không được giải quyết đúng pháp luật, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, không truy tố hoặc truy tố không đúng hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, các đương sự;

Sự tham gia của luật sư trong lĩnh vực hình sự đặc biệt là với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo), người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng trên. Hoạt động bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại không chỉ là hoạt động nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm xã hội của người luật sư trong việc duy trì công lý.

Bài viết thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].