Tội ra quyết định trái pháp luật là tội phạm quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015

Hành vi này xâm phạm đến hoạt động tư pháp tức là làm cho các hoạt động tố tụng và thi hành án trở nên không bình thường, không đúng đắn

Đối tượng tác động của tội phạm này là những quyết định trái pháp luật cúa những người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành ánLuật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, về quy định tại điều 371 Bộ luật hình sự năm 2015

“Điều 371. Tội ra quyết định trái pháp luật

1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 378 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

(…)

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Thứ hai, bình luận về điều 371 Bộ luật hình sự năm 2015

(i) Ra quyết định trái pháp luật là:

Hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật.

(ii) Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án như: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiêm sát; Chánh án, Phó chánh án Tòa án; Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thâm phán, Hội thẩm, Chấp hành viên mới có thể thực hiện được tội phạm này.

(iii) Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm

Tội ra quỵết định trái pháp luật không chi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tô chức, công dân, mà còn ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, xâm phạm đến hoạt động bình thường của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Cơ quan thi hành án, làm mất uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng và Cơ quan thi hành án.

Đối tượng tác động của tội phạm này là những quyết định trái pháp luật cúa những người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án như: quyết định thu giữ đồ vật, tài liệu; quyết định xử lý vật chứng; quyết định việc giữ khẩn cấp; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định kê biên tài sản; quyết định áp dụng biện pháp khân cấp tạm thời; quyết định thi hành án.v.v4.Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm

(iv) Hành vi khách quan

Người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định trái pháp luật có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản (nói chung là bằng văn bản) mà biêt rõ là trái pháp luật.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu hành vi ra quyết định trái pháp luật chưa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thì chưa cấu thành tội phạm này, mà tùy trường hợp người có hành vi có thể chỉ bị xử lý hành chính.

(v) Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội ra quyết định trái pháp luật thực hiện hành vi phạm tội của mình là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là người phạm tội nhận thức rõ việc ra quyết định của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quà của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Nếu người có thẩm quyền nhận hối lộ mà ra quyết định trái pháp luật thì ngoài tội ra quyết định trái pháp luật còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ - Điều 354 Bộ luật hình sự.

Khuyến nghị của công ty Luật Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].