Tội sử dụng trái phép tài sản trong Bộ luật hình sự năm 2015

Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này...

Sử dụng trái phép tài sản là hành vi của một người vì vụ lợi đã khai thác một cách trái phép giá trị sử dụng của tài sản do đang chiếm giữ.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của tội sử dụng trái phép tài sản

Điều 177 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là "Bộ luật Hình sự năm 2015") quy định về tội sử dụng trái phép tài sản như sau:

1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 500.000.000 đồng nhưng104 tài sản là di vật, cổ vật105 nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và106 Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: (a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; (b) Tài sản là bảo vật quốc gia; (c) Phạm tội 02 lần trở lên; (d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; (đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản

(i) Chủ thể của tội sử dụng trái phép tài sản

Đối với tội sử dụng trái phép tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

(ii) Mặt khách thể của tội sử dụng trái phép tài sản

Khách thể của tội sử dụng trái phép tài sản tuy cũng xâm phạm đến sở hữu nhưng chỉ xâm phạm đến quyền sử dụng tài sản, tất nhiên muốn sử dụng thì phải chiếm hữu, nhưng không xâm phạm đến quyền định đoạt tài sản, cũng không xâm phạm đến quan hệ nhân thân. Nếu sau khi đã chiếm hữu, sử dụng trái phép tài sản, người phạm tội bị đòi lại tài sản mà có hành vi dũng vũ lực, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

(iii) Mặt khách quan của tội sử dụng trái phép tài sản

Hành vi khách quan:Hành vi khách quan duy nhất của tội phạm tội này hành vi sử dụng tài sản một cách trái phép, nhưng để khai thác lợi ích tài sản một cách trái phép trước hết người phạm tội phải tìm cách chiếm hữu được tài sản. Việc chiếm hữu tài sản có thể được thực hiện một cách công khai hợp pháp, nhưng cũng có thể được thưc hiện một cách lén lút, trái phép.

Trường hợp người phạm tội chiếm hữu tài sản một cách công khai, hợp pháp rồi sau đó đã sử dụng trái phép tài sản đã chiếm hữu việc xác định tội danh không có gì phức tạp như: lái xe của cơ quan, lợi dụng lúc thủ trưởng cơ quan đang họp nên đã sử dụng xe chở khách thuê để lấy tiền. Nhưng nếu tài sản mà người sử dụng trái phép lại là tài sản trước đó họ chiếm hữu trái phép thì vấn đề định tội sử dụng trái phép hay tội có tính chất chiếm đoạt lại là vấn đề khá phức tạp như: thủ quỹ tự ý lấy tiền quỹ đem gửi tiết kiệm hoặc cho người khác vay lấy lãi, thủ kho tự ý lấy tài sản trong kho đem cho thuê lấy tiền với ý thức sau đó sẽ trả lại quỹ, trả lại kho. Gặp trường hợp này, nhiều nơi xác định thủ quỹ, thủ kho phạm tội thâm ô, nhưng thực tế người thủ quỹ, thủ kho không có ý định chiếm đoạt tài sản mà chỉ có ý định khai thác lợi ích của tài sản.

Như vậy, đặc điểm nổi bật của hành vi sử dụng trái phép tài sản là người phạm tội chỉ có ý định khai thác lợi ích của tài sản chứ không có ý định chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội lại có ý định chiếm đoạt tài sản còn hành vi sử dụng trái phép tài sản chỉ là thủ đoạn, phương thức để đạt được mục đích chiếm đoạt thì không nên vội vàng xác định người phạm tội chỉ sử dụng trái phép tài sản. Ví dụ: Một giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn do làm ăn thua lỗ nên đã nợ hàng tỷ đồng của ngân hàng và của nhiều người khác, nhưng đã dùng tài sản của công ty thế chấp ngân hàng vay tiền rồi dùn tiến đó để thanh toán các khoản nợ cũ để trốn tránh trách nhiệm.

Hậu quả:Khác với quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009, Điều 177 Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định hậu quả của hành vi là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm, người phạm tội chỉ cần có hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng thì đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cơ bản là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

(iv) Mặt chủ quan của tội sử dụng trái phép tài sản

Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội sử dụng trái phép tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn khai thác giá trị sử dụng của tài sản. Ngoài mục đích này, người phạm tội không có mục đích nào khác và mục đích này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

Động cơ của người phạm tội là vì vụ lợi, tức là đem lại lợi ích vật chất tinh thần cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm. Động cơ cũng là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này, nếu không chứng minh được người phạm tội có động cơ vì vụ lợi thì chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm này.

Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và sử dụng trái phép tài sản

Thực tiễn xét xử trong thời gian qua do không nắm chắc đặc trưng cơ bản của tội phạm này, nên trong nhiều trường hợp lẽ ra chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản thì lại truy cứu về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ở cả hai tội danh này, để thực hiện được hành vi phạm tội của mình, người phạm tội cần phải tìm cách có được tài sản một cách công khai, hợp pháp nhưng trong quá trình quản lý tài sản mà có những ý định khác nhau. Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có ý định chiếm đoạt tài sản một cách trái pháp luật, làm mất khả năng sự dụng quyền định đoạt đối với tài sản của chủ sở hữu thực sự, còn người phạm tội sử dụng trái phép tài sản không có ý định chiếm hữu tài sản mà mục đích chính là khai thác những lợi ích từ tài sản mà chưa được sự cho phép của người chủ sử hữu.

Ví dụ: Người thủ quỹ chuyển tiền của công ty vào tài khỏan của mình và không có ý định trả lại được coi là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng nếu họ chỉ có ý định gửi tiền vào ngân hàng để thu lợi từ số tiền lãi phát sinh sau đó trả lại tiền cho công ty thì được chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Vì sao các tổ chức, cá nhân nên sử dụng dịch vụ pháp lý trong trường hợp có liên quan tới tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Oan, sai, tình trạng bức cung, nhục hình trong vụ án hình sự tại Việt Nam hiện nay không còn hiếm. Tình trạng này không chỉ trực tiếp xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm... mà trong nhiều trường hợp, còn tước đoạt cả quyền được sống của con người;

Ngược lại, Việt Nam không hiếm trường hợp lại diễn ra tình trạng "hành chính hóa" hoặc "dân sự hóa" hành vi vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm). Tố giác, tố cáo, tin báo tội phạm của tổ chức, doanh nghiệp, công dân không được giải quyết đúng pháp luật, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, không truy tố hoặc truy tố không đúng hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, các đương sự;

Sự tham gia của luật sư trong lĩnh vực hình sự đặc biệt là với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo), người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng trên. Hoạt động bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại không chỉ là hoạt động nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm xã hội của người luật sư trong việc duy trì công lý.

Bài viết thực hiện bởi: luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng Chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail:[email protected],[email protected].