Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi được quy định thế nào?

Tội phạm quy định tại điều này là một trong những tội phạm xâm phạm an toàn công cộng

Sử dụng lao động trẻ em là sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Nhà nước quy định.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, về quy định tại điều 296 Bộ luật hình sự năm 2015

“Điều 296. Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi

1. Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Thứ hai, bình luận về điều 297 Bộ luật hình sự năm 2015

(i) Vi phạm quy định về:

Sử dụng lao động trẻ em là sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Nhà nước quy định.

(ii) Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

*Khách thể của tội phạm:

-Tội phạm xâm phạm vào những qui định của Nhà nước về sử dụng lao động trẻ em, những quy định nhằm bảo vệ và đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ em về thể chất, tâm sinh lý.v.v...

-Trẻ em ở đây là những người dưới 16 tuổi.

*Mặt khách quan của tội phạm:

-Tội phạm thể hiện ở hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định. Người sử dụng lao động đã sử dụng lao động trẻ em làm những công việc như:

+ Sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc: như làm công việc khai thác than quặng dưới hầm lò, lao động ngoài công trường, làm công việc khuân vác nặng.v.v...

+ Sử dụng trẻ em làm những công việc nguy hiểm hoặc tiếp xúc với những chất độc hại như: sử dụng trẻ em lao động xây dựng trên những giàn giáo cao, trong lò phản ứng hóa học, trong các phòng thí nghiệm.v.v... hoặc ở các môi trường có các chât độc hại làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tâm sinh lý của trẻ em.

*Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý.

*Chủ thể của tội phạm

Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi theo luật định và là người sử dụng lao động. Thông thường tội phạm được thực hiện bởi người sử dụng lao động trong các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, nhà máy.v.v...

(iii) Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này cần đối chiếu, xem xét các qui định của Nhà nước về sừ dụng lao động trẻ em, về những qui định về công việc nặng nhọc, nguy hiểm và các chất độc hại theo danh mục của Nhà nước qui định.

-Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự:

Theo quy định tại Điều 297 Bộ luật hình sự năm 2015.

Khuyến nghị của công ty Luật Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].