Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015

Hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng

Nhà nước ban hành các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân vì thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của nhân dân, nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, tính mạng, sức khỏe của mỗi người tiêu dùng

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, về quy định tại điều 317 Bộ luật hình sự năm 2015

“Điều 317. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm

(…)

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Thứ hai, bình luận về điều 317 Bộ luật hình sự năm 2015

(i) Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là:

Hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng.

(ii) Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm vào những qui định của Nhà nước về vệ sinh thực phẩm. Nhà nước ban hành các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân vì thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của nhân dân, nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, tính mạng, sức khỏe của mỗi người tiêu dùng.

Mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm biểu hiện ở hành vi thực hiện một trong các hành vi vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, bao gồm:

Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;

Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cẩm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quàn nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;

Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;

Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bao quản thực phẩm.

Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, cụ thể đối với hành vi chế biẻn, cung cấp hoặc bán thực phẩm theo quy định ở điểm d, khoản 1, đó là gây tổn hại cho sức khỏe cua 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý, người phạm tội nhận thức được thực phẩm không đảm bảo an toàn nhưng do cẩu thả hoặc tin rằng hậu quả tác hại không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vấn đề chế biến cung cấp cho người tiêu dùng, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người khác.

Chủ thể của tội phạm

Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định và hoạt động trong lĩnh vực chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm.

Khuyến nghị của công ty Luật Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].