Trình tự xét hỏi trong một phiên tòa hình sự diễn ra như thế nào?

Trình tự xét hỏi trong một phiên tranh tụng tại phiên tòa được quy định tại điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018)

Trình tự xét hỏi trong một phiên tranh tụng tại phiên tòa được quy định tại điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Theo điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự về trình tự xét hỏi quy định:

“1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong v án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự họp lý.

2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thấm, Kim sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương s thc hiện việc hỏi.

Người tham gia t tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị ch tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.

Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vn đ có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.

3. Khi xét hi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.”

Nội dung của việc xét hỏi:

Xác định những tình tiết chứng minh bị cáo có phạm tội hay không và nếu bị cáo bị truy tố về nhiều tội thì phải xét hỏi để chứng minh từng tội. Những tình tiết cần thiết để giải quyết việc bồi thường cũng phải được xác minh đầy đủ. Những chứng cứ buộc tội và những chứng cứ gỡ tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ đều phải xác minh.

Khi hi về một tình tiết của một việc hoặc một tội, điều luật không quy định cụ th chủ tọa phiên a không phải xét hỏi theo một trình tự nhất định nào. Vì vậy, tùy theo mức độ phức tạp của vụ án và yêu cầu về làm sáng tỏ sự thật khách quan, có thể xét hỏi theo những cách như: hỏi người bị hại xong mới hỏi bị cáo và những người khác hoặc hỏi bị cáo trước ri mới hỏi đến những ngưi khác...tuy nhiên, chỉ hỏi nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan sau khi đã hỏi bị cáo và người bị hại.

Nếu trong vụ án có nhiều sự việc, nhiều tội thì hỏi về sự việc và tội quan trọng trước, sự việc và tội ít quan trọng sau.

Nếu vụ án không phức tạp thì sau khi hỏi bị cáo, người bị hại... và những tình tiết ca tội phạm, chủ tọa phiên tòa có thể hỏi luôn về việc bồi thường; nếu vụ án phức tạp thì sau khi đã xác định xong những dấu hiệu của tội phạm, mới xác định những vấn để về bi thường.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ tự người tiến hành xét hỏi.


Khi hỏi từng người: Chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự.

Tuy nhiên, thứ tự này chỉ là tương đối. Thực tiễn cho thấy rng, sau khi Kim sát viên đọc bản cáo trạng thì Chủ tọa phiên tòa là người thực hiện việc xét hỏi đầu tiên về từng sự việc hoặc từng tội. Sau đó đến những người khác. Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có th đặt câu hỏi với bất kỳ ai, bất kỳ khi nào nếu thấy cần thiết, mặc dù người đó chưa được người mà điu luật quy định phải xét hỏi trước xét hỏi.

Phạm vi xét hỏi của từng người phụ thuộc vào địa vị t tng của họ tại phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm, Kiểm sát viên xét hỏi về toàn bộ vụ án; người bào chữa xét hỏi để bào chữa cho bị cáo; người bảo vệ quyền lợi ca đương sự xét hỏi để bảo vệ quyền lợi cho đương sự; người giám định xét hỏi về những vấn đề liên quan đến việc giám định.

Những người tham gia tố tụng khác không có quyền xét hỏi, nhưng có quyền đề nghị với Chủ tọa phiên tòa hỏi về những tình tiết mà mình thy cần làm sáng tỏ. Trong trường hợp này, nếu được Chủ tọa phiên tòa cho phép thì những người này có thể trực tiếp đặt câu hỏi đổi với người được hỏi.

Trong quá trình xét hỏi, Hội đồng xét xử kết hợp xem xét vật chứng, công bố các lời khai của người vẳng mặt, cho trình bày hoặc công bố các tài liệu của các tổ chức, cơ quan vào các thời điểm hợp lý.

Khuyến nghị:

1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].