Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự

Chế định luật sư đã được quy định tương đối cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên do nhận thức chưa thật đầy đủ và do chưa có sự hướng dẫn cụ thể, đồng bộ, thống nhất dẫn đến việc luật sư tham gia vào hoạt động tố tụng chưa hiệu quả.

Một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự còn mang tính hình thức hoặc khó thực hiện hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng thiếu thống nhất. Đã đến lúc phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự một cách toàn diện theo hướng dân chủ hoá hoạt động tố tụng, phải xem việc tham gia của luật sư vào quá trình tố tụng hình sự là sự giám sát tốt nhất đối với các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Bên cạnh việc làm rõ chức năng buộc tội, chức năng xét xử thì cần phải chú ý đến chức năng bào chữa, trong đó có vai trò của luật sư.

luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7):
luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Sự tham gia của luật sư trong tố tụng không chỉ giúp bị can, bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà còn góp phần trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố và xét xử được nhanh chóng, chính xác, tránh làm oan người vô tội, để lọt tội phạm. Tuy nhiên vị trí, vai trò của luật sư chưa được nhìn nhận đúng và chưa thực sự bảo đảm theo yêu cầu của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, luật sư có thể tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, thậm chí còn sớm hơn là từ khi có quyết định tạm giữ. Nhưng trên thực tế tỉ lệ các vụ án luật sư được tham gia từ giai đoạn điều tra còn quá thấp so với tổng số vụ án hình sự bị khởi tố, trong đó có cả những vụ án theo quy định của pháp luật sự tham gia của luật sư là bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Về vấn đề này có nhiều nguyên nhân, là do bị can không biết mình có quyền mời luật sư hoặc biết nhưng vì có khó khăn về tài chính nên không thể thuê luật sư. Bên cạnh đó còn có một nguyên nhân là do cơ quan tố tụng chưa tạo điều kiện để luật sư thực hiện đầy đủ chức năng tố tụng của mình, một số điều tra viên chưa ủng hộ việc luật sư được tham gia từ giai đoạn điều tra. Trong một số trường hợp sự không ủng hộ này được thể hiện bằng cách khuyên bị can không nên mời luật sư mà tốt nhất là khai báo trung thực để được hưởng khoan hồng. Đối với bị can kém hiểu biết pháp luật, lại ở trong tình trạng tạm giam, do vậy tâm lý bất ổn, lo lắng, vì vậy thường nghe theo lời khuyên nói trên là điều thường có thể xảy ra. Trong trường hợp bị can từ chối luật sư, nhưng khi luật sư đề nghị được xem văn bản từ chối luật sư của bị can thì điều tra viên lấy lý do là luật sư chưa được cấp giấy chứng nhận là người bào chữa cho nên không được xem văn bản từ chối luật sư của bị can. Rất khó xác định được việc từ chối luật sư của bị can có phải xuất phát từ ý chí của bị can hay từ sức ép nào đó. Trong trường hợp này cơ quan điều tra phải tạo điều kiện để bị can được tiếp xúc với luật sư, còn quyền từ chối luật sư của bị can có thể thực hiện ở bất cứ giai đoạn nào của tố tụng. Việc gặp gỡ với luật sư không làm mất đi quyền từ chối luật sư của bị can, nó chỉ giúp cho bị can nhận thức đúng hơn về vai trò của luật sư cũng như sáng suốt hơn trong việc lựa chọn người bào chữa cho mình.

Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là nguyên tắc dân chủ trong tố tụng hình sự vì vậy việc mở rộng sự tham gia của luật sư trong tố tụng hình sự, cho phép luật sư tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ là cần thiết. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo cần thực hiện theo hướng mở rộng quyền của của bị can, bị cáo và cho phép luật sư tham gia sớm hơn và trong mọi giai đoạn của tố tụng, đồng thời tăng cường trách nhiệm của cơ quan, người tiến tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của luật sư.

Sự tham gia của luật sư ở giai đoạn điều tra không chỉ mở rộng những nguyên tắc dân chủ trong tố tụng hình sự mà còn nâng cao chất lượng điều tra, tăng cường pháp chế trong giai đoạn điều tra. Việc bào chữa kiên định, dũng cảm trong vụ án hình sự không những không cản trở mà còn thúc đẩy cuộc đấu tranh chống tội phạm, giúp khắc phục những sai lầm trong việc xử lý vụ án. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác bằng những phương tiện hợp pháp luật sư thể hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền công dân, góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam. Vì vậy cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của luật sư trong tố tụng nói riêng và trong xã hội nói chung. Nhận thức đó phải được quán triệt trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng và mọi người dân.

Theo quy định của Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự, luật sư có thể tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người thì luật sư có thể tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Luật sư có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can, được gặp bị can, bị cáo. Đồng thời, điều luật còn mở rộng quyền của luật sư là: thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản.

Trong giai đoạn điều tra luật sư có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu được điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can. Việc có mặt luạt sư trong các buổi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can không những giúp cho họ tự tin hơn trong khai báo mà còn ngăn ngừa sự vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, tránh tình trạng khi ra toà có sự phản cung, khiếu nại về việc dùng nhục hình, bức cung, mớm cung...Trên thực tế việc luật sư tham gia các hoạt động hỏi cung gặp không ít khó khăn. Thường thì cơ quan điều tra không báo thời gian hỏi cung hoặc đã hẹn ngày nhưng sau đó lại hoãn đôi khi lại hoãn nhiều lần.Nếu may mắn được tham dự việc hỏi cung thì chỉ được ngồi nghe mà không được hỏi vì điều tra viên không dành thời gian để luật sư hỏi bị can.

Để tạo thuận lợi cho luật sư trong việc bào chữa, Bộ luật Tố tụng hình sự còn quy định luật sư có quyền gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trên thực tế việc luật sư gặp bị can, bị cáo gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải xuất trình nhiều giấy tờ, thủ tục phiền hà. Còn việc gặp người bị tạm giữ chỉ là ước mơ mà thôi. Trong trường hợp được gặp bị can, bị cáo thì việc gặp đó đều có sự giám sát của điều tra viên hoặc cán bộ trại giam, thời gian và số lần gặp đều bị hạn chế. Việc gặp gỡ của luật sư với bị can, bị cáo là cần thiết, phải bảo đảm cho luật sư được gặp riêng bị can, bị cáo để trao đổi về những vấn đề có liên quan đến việc bào chữa. Không được có bất kỳ sự can thiệp, cản trở nào từ phía cơ quan điều tra, cơ quan quản lý trại tạm giam. Việc gặp gỡ đó không bị hạn chế về số lượng và thời gian gặp. Để tạo điều kiện cho luật sư được gặp riêng bị can, bị cáo thì việc giám sát đó chỉ trong "tầm nhìn" chứ không trong "tầm nghe".

Một trong những quyền của luật sư là được nghiên cứu hồ sơ vụ án mà cụ thể là được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu có liên quan đến bào chữa. Nhiều vụ án hồ sơ rất lớn và phức tạp, nhưng thời gian dành cho luật sư nghiên cứu rất hạn chế. Mặt khác luật sư không được bố trí nơi ngồi để nghiên cứu mà phải ngồi ngoài hành lang, tiền sảnh để đọc hồ sơ vụ án. Mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định cho luật sư được sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng chưa thực sự tạo điều kiện cho luật sư thực hiện quyền này. Nhiều cơ quan đã nghĩ ra đủ cách để trì hoãn việc sao chụp tài liệu như không có nhân viên giám sát luật sư sao chụp, máy photocopy hỏng hoặc tiền photo quá cao.

Chính vì vậy, cần có những biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo quyền của luật sự trong hoạt động tố tụng hình sự.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:

(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.

(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].