Vật chứng và bảo quản vật chứng

Vật chứng là nguồn chứng cứ quan trọng có giá trị chứng minh nên phải được bảo quản nguyên vẹn

Vật chứng là một trong các nguồn chứa đựng chứng cứ. Vật chứng bao gồm vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết phạm tội; vật là đối tượng của tội phạm; tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Vật chứng phải được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập kịp thời, đầy đủ và bảo quản theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Căn cứ pháp lý về vật chứngbảo quản vật chứng

“Điều 89. Vật chứng

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Điều 90. Bảo quản vật chứng

1. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. Việc bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:

a) Vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được thực hiện theo quy định của Chính phủ;

b) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ,…

2. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định cùa luật.

Trường hợp thêm, bớt, sửa đối, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định cùa luật.”

Khái niệm vật chứng

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ phạm tội là những vật mà kẻ phạm tội sử dụng để tác động trực tiếp vào đổi tượng tác động của tội phạm. Ví dụ: dao, súng trong các vụ án giết người, cố ý gây thương tích…

Các loại vật chứng

Vật chứng là vật được dùng làm phương tiện phạm tội là những vật tuy không được kẻ phạm tội trực tiếp tác động vào đối tượng tác động của tội phạm, nhưng được sử dụng vào quá trình thực hiện tội phạm.

Một vật có thể là phương tiện phạm tội trong vụ án này, nhưng có thể được coi là công cụ phạm tội trong một vụ án khác. Chẳng hạn như, xe máy mà kẻ phạm tội sử dụng đến địa điểm để thực hiện trộm cắp tài sản được coi là phương tiện phạm tội trong vụ án trộm cắp tài sàn, nhưng nó có thể được coi là công cụ phạm tội trong vụ án cướp giật.

Vật chứng là vật mang dấu vết của tội phạm là những vật mang dấu vết đường vân (vân taỵ, vân chân), dấu vết cơ học (vết bánh xe, vết đạn), dấu vết sinh vật (máu, lông, tóc, da, chất bài tiết)... mà người phạm tội để lại hiện trường gồm: súng, dao, lưỡi lê, các công cụ khác được dùng để giết người; thang được dùng để trèo vào nhà để trộm cắp tài sản; thuốc độc để đầu độc; phương tiện liên lạc, vận tải được dùng làm phương tiện phạm tội...

Vật chứng là vật thuộc đối tượng của tội phạm là bộ phận khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ. Có thể nêu ví dụ những vật là đối tượng tác động cùa tội phạm được coi là vật chứng như xe máy bị trộm cắp, dây chuyền vàng bị cướp...

Những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án như: tiền bạc, tài sản có được bằng con đường phạm tội... cũng được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định là vật chứng.

Vật chứng là nguồn chứng cứ chứa đựng những thông tin phản ánh về những vấn để phải chứng minh và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết nhanh chóng, chính xác, đúng đắn vụ án hình sự. Tuy nhiên, vật chứng lại tồn tại dưới dạng vật thể, chịu sự tác động cùa nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nên dễ bị biến đổi, hư hỏng, lẫn lộn, mất mát. Vì vậy, vật chứng phải dược bảo quản theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều 90 để đảm bảo tính nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng.

Bảo quản vật chứng

Chủ thể có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Nếu thêm, bớt, sừa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].