Việc thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử trong án hình sự

Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều loại tội phạm mới như: tấn công hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quan trọng của quốc gia, lấy cắp thông tin Nhà nước, doanh nghiệp, ngân hàng, cá nhân, lừa đảo qua mạng, đánh cắp thông tin tài khoản để trộm cắp tài sản,.....

Lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Kéo theo đó là sự lợi dụng công nghệ thông tin, mạng viễn thông để xuyên tạc, vu khống chống phá nhất là trong lĩnh vực an ninh quốc gia. Các thế lực thù địch đã không ngừng sử dụng các thủ đoạn để lấy cắp thông tin, chống phá Nhà nước . Không chỉ trong lĩnh vực an ninh quốc gia mà còn trên lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, tình hình an ninh mạng Việt Nam diễn biến phức tạp, nhiều vụ phá hoại, tấn công,phần mềm gián điệp , lây nhiễm virus, mã tin học độc hại nhằm vào hệ thống mạng của các cơ quan nhà nước và tư nhân với tính chất ngày càng nghiêm trọng; tình hình lừa đảo trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán điện tử gia tăng, làm rối loạn hoạt động của hệ thống thông tin điện tử.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lí:

Tại điều 107- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 có quy định:
“1. Phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng và niêm phong ngay sau khi thu giữ. Việc niêm phong, mở niêm phong được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm quyển tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và bảo quản như đối với vật chứng, đổng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan lưu trữ, bảo toàn nguyên vẹn dữ liệu điện tử mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đa sao lưu và cơ quan, tố chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Khi thu thập, chặn thu, sao lưu dữ liệu điện tử từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên đường truyền, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổ tụng tiến hành phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
3. Khi nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử.
4. Việc phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử chỉ được thực hiện trên bản sao; kết quả phục hổi, tìm kiếm, giám định phải chuyển sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn được.
5. Phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử được bảo quản như vật chứng theo quỵ định của Bộ luật này. Khi xuất trình chứng cứ là dữ liệu điện từ phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản sao dữ liệu điện tử.”

Yêu cầu của thu thập phương tiện, dữ liệu điện tử

Việc thu thập phương tiện điện tử và dữ liệu điện tử phải đảm bảo yêu cầu:
-Tính hợp pháp: phải theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về khám xét, thu giữ, lập biên bản, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, bảo quản vật chứng, lưu trữ dữ liệu điện tử để bảo đảm giá trị pháp lý của dữ liệu điện tử cũng như các điều kiện để dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ.
-Tính xác thực: Đảm bảo trước, trong và sau khi thu giữ vật chứng lưu dữ liệu điện tử và dữ liệu điện tử đã thu giữ và lưu vào phương tiện điện tử không thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài làm thay đổi dữ liệu. Có đủ căn cứ chứng minh vật chứng và dữ liệu điện tử làm chứng cứ có thật, tồn tại khách quan, không bị làm sai lệch, biến dạng. Như vậy, phải chứng minh dữ liệu lưu trong tang vật, nguồn không bị thay đổi kể từ khi thu giữ hợp pháp và không thể can thiệp làm thay đổi; chứng minh được nguyên lý, công nghệ hình thành dữ liệu làm chứng cứ như IP, logfile truy cập, mã độc, email, chat, tin nhắn..., từ đó để lại dấu vết điện tử, tồn tại khách quan.

Thứ hai, để dữ liệu điện tử có giá trị chứng cứ như “hồ sơ truyền thống”, hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng như thu thập, bảo quản, phục hồi, giải mã, phân tích, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự về khám xét, lập biên bản, niêm phong, thu giữ, bảo quản vật chứng có lưu dữ liệu điện tử (ổ cứng máy tính, điện thoại thông minh, USB, thẻ nhớ, đĩa quang, camera, máy ảnh, email...). Khi bàn giao tang vật cho chuyên gia phục hồi dữ liệu để sao chép dữ liệu, phải làm thủ tục mở niêm phong và niêm phong lại theo qui định của pháp luật. Việc sao chép dữ liệu phải đảm bảo tính nguyên trạng và toàn vẹn của dữ liệu lưu trong tang vật và có sự làm chứng của những người đã ký vào biên bản niêm phong. Việc phục hồi, giải mã, phân tích, tìm kiếm dữ liệu chỉ thực hiện trên bản sao (dữ liệu trong tang vật không bị tác động và được bảo quản toàn vẹn theo qui định của pháp luật). Đồng thời, dữ liệu điện tử phải được chuyển sang dạng có thể đọc được, nhìn được, nghe được (in ra giấy, ghi vào đĩa quang, USB, ổ cứng...), lập biên bản về nội dung dữ liệu điện tử, kèm theo lời khai và xác nhận của người phạm tội, người làm chứng theo đúng quy định của pháp luật.

Cuối cùng, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử sau khi được thu thập phải được bảo quản như vật chứng. Khi xuất trình chứng cứ là dữ liệu điện tử phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bàn sao dữ liệu điện tử.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@everest.net.vn