Xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới

Luật bình đẳng giới quy định các nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.

Luật bình đẳng giới quy định các nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới. Vì vậy, Luật bình đẳng giới là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm bình đẳng giới.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Vi phạm pháp luật về bình đẳng giới là hành vi của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân thực hiện trái với các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, xâm hại đến việc bảo đảm bình đẳng giới.

Theo Điều 41 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình, bao gồm:
“1. Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
2. Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.
3. Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
4. Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính.
5. Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định”.
Xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình được xác định là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, ngăn chặn và phòng ngừa tình trạng vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình.
Xử lý hình sự được áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới mà hành vi vi phạm cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Khác với xử lý hành chính, trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với cá nhân. Do vậy, xử lý về hình sự là xử lý đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật bình đẳng giới mà hành vi vi phạm cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Trong Bộ luật hình sự không có các quy định riêng về nhóm tội xâm phạm các quy định về bình đẳng giới. Vì vậy, những hành vi vi phạm pháp luật bình đẳng giới có thể là những hành vi vi phạm cấu thành tội phạm nằm rải rác trong các chương khác nhau của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, bảo đảm bình đẳng giới là vấn đề liên quan đến lợi ích của con người, đặc biệt là phụ nữ cho nên có thể thấy các hành vi vi phạm pháp luật bình đẳng giới cấu thành tội phạm được thể hiện rõ nét nhất trong Chương XII “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” và Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình”.
Ví dụ như, đối với hành vi bạo lực trong gia đình thì tại điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 có quy định những hành vi bạo lực gia đình như sau: “a. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng”. Đối với hành vi này, tùy theo tính chất, mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.
Như vậy, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình sẽ bị xử lý hình sự nếu hành vi vi phạm cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Chế tài hình sự thể hiện tính nghiêm khắc đối với việc xử lý hành vi vi phạm, do đó cũng có ý nghĩa cao trong việc ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].