Các tội phạm ma tuý là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối với các chất ma tuý.
Khái niệm
Các tội phạm ma tuý là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối với các chất ma tuý.
Các dấu hiệu pháp lý
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm chính sách độc quyền của Nhà nước đối với các chất ma tuý.
Đối tượng tác động của các tội phạm trong nhóm này là các chất ma tuý hoặc các dụng cụ, phương tiện dùng vào vật sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.
Mặt khách quan của tội phạm: Cấu trúc của các tội phạm ma tuý đều có CTTP hình thức. Vì vậy, trong mặt khách quan của tội phạm chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan luôn thực hiện bằng hành động.
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ 16 tuổi trở lên (trừ Điều 201- chủ thể là người có trách nhiệm trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng các chất ma tuý).
Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội này.
Một số tội phạm cụ thể
Trong cấu thành tội phạm của các tội phạm ma tuý hoàn toàn giống nhau ở các dấu hiệu là khách thể, chủ thể, mặt chủ quan như đã phân tích trong phần khái niệm chung. Giữa chúng chỉ khác nhau về mặt khách quan. Vì vậy khi đề cập đến các dấu hiệu của mỗi cấu thành tội phạm chúng ta chỉ cần đề cập đến nội dung các dấu hiệu trong mặt khách quan.
Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (Điều 192)
Mặt khách quan của tội phạm: Là hành vi trồng trái phép các loại cây có chứa chất ma tuý. Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm nếu thoả mãn đầy đủ 3 điều kiện sau:
1. Đã được giáo dục nhiều lần: Người phạm tội đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc trồng các loại cây đó, đã được nhắc nhở từ 2 lần trở lên yêu cầu chấm dứt việc trồng loại cây này và yêu cầu vứt bỏ những cây đã trồng.
2. Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống: Là đã được hỗ trợ tiền vốn, kỹ thuật, cây giống thay thế cây thuốc phiện.
3. Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này: Tức là người phạm tội đã bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi này, trong thời hạn 1 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt người đó lại tiếp tục vi phạm.
Tội sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 192)
Mặt khách quan của tội phạm: Là hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.
Ví dụ: Lấy nhựa cây cần sa, cây thuốc phiện, chiết xuất dầu cần sa, cao cô ca, điều chế nhựa thuốc phiện thành moóc phin, từ moóc phin thành hêrôin. Hoặc pha chế trộn các chất ma tuý tạo thành hỗn hợp ở thể rắn hay thể lỏng. Thành viên nén, thành bánh.
Chú ý: Những hành vi pha chế ma tuý đơn giản để dễ sử dụng như pha chế thuốc phiện thành dung dịch để dễ tiêm chích, nghiền hêrôin từ bánh thành bột để dễ hút hít thì không cấu thành tội phạm này.
Tội tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194)
Mặt khách quan của tội phạm: Được thực hiện bởi một trong các hành vi sau:
1. Hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý: Là hành vi cất giữ bất hợp pháp chất ma tuý ở bất kỳ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma tuý khác.
2. Hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý: Là hành vi chuyển dịch trái phép chất ma tuý từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma tuý khác.
3. Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý: Là hành vi mua và bán, hoặc hành vi mua nhằm mục đích để bán hoặc hành vi bán trái phép chất ma tuý nhằm kiếm lời.
4. Hành vi chiếm đoạt chất ma tuý: Là hành vi lấy trái phép chất ma tuý của người khác bằng các hành vi cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo...
Chú ý:
+ Nếu một người thực hiện nhiều loại hành vi nêu trên chỉ nhằm vào một loại đối tượng tác động thì chỉ xử lý một tội với tên tội danh đầy đủ là Tội tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý.
+ Nếu một người làm giả chất ma tuý để buôn bán trao đổi thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139).
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197)
Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện bằng hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Hành vi này thể hiện ở các dạng như sau:
+ Hành vi cung cấp trái phép chát ma tuý cho người khác sử dụng (trừ hành vi bán).
+ Hành vi cung cấp công cụ, phương tiện để người khác sử dụng trái phép chát ma tuý.
+ Hành vi tập hợp, lôi kéo những người có nhu cầu sử dụng trái phép chất ma tuý.
Hành vi cho thuê, cho mượn địa điểm để người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 198)
Mặt khách quan của tội phạm. Được thực hiện bằng hành vi chứa chấp người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Hành vi này được thực hiện như: cho thuê, cho mượn, địa điểm để người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
Các hành vi trên mang tính bị động hay nói cách khác người cho thuê cho mượn địa điểm thực hiện sau khi con nghiện yêu cầu, còn hành vi cho thuê cho mượn địa điểm của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý mang tính chủ động tức là người cho thuê cho mượn địa điểm có ý định trước khi con nghiện yêu cầu.
Tội sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 199)
Mặt khách quan của tội phạm: Được thực hiện bằng hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý - Là hành vi đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể mình bằng bất kỳ hình thức nào. Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm nếu thoả mãn đầy đủ 2 điều kiện.
1. Đã được giáo dục nhiều lần về hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý.
2. Đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc về hành vi này.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia củaCông ty LuậtTNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận