Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định là những trường hợp nếu không cố kết quả giám định thì sẽ không thể giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Căn cứ pháp lý
Điều 206, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định như sau:
“Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác địnhnh: (1) Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án; (2) Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; (3) Nguyên nhân chết người; (4) Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; (5) Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; (6) Mức độ ô nhiễm môi trường”.
Trường hợp 1:
Trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định là khi cần xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội, của người làm chứng, hoặc bị hại.
Một người chỉ phạm tội khi có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự và có lỗi. Biểu hiện khách quan của một người ra bên ngoài gây thiệt hại trong khi bị bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì không bị coi là tội phạm.
Vì vậy, xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội chỉ đặt ra khi cố nghi ngờ về năng lục chịu trách nhiệm hình sự của họ.
Khác với người bị buộc tội, người làm chứng và bị hại tham gia vào quá trình tố tụng hình sự với mục đích và sự liên quan về quyền và lợi ích khác nhau.
Tình trạng tâm thần của người làm chứng và bị hại ảnh hưởng quyết định đến khả năng nhận thức và khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án. Do đó, trưng cầu giám định tâm thần đối với người làm chứng và bị hại là bắt buộc khi có sự nghi ngờ về tình trạng tâm thần của những người tham gia tố tụng này. Qua đó, đảm bảo lời khai của họ là khách quan, đúng đắn.
Trường hợp 2:
Trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tiếp theo là vấn đề xác định tuổi của bị can, bị cáo và bị hại.
Tuổi của bị can, bị cáo có ý nghĩa đối với việc xác định trách nhiệm hình sự đối với họ, có ý nghĩa đến chính sách hình sự và thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. Tuổi của bị hại ảnh hưởng đến việc xác định cấu thành tội phạm trong một số tội danh như tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, tội dâm ô với người dưới 16 tuổi..., có ý nghĩa đối với thủ tục tố tụng áp dụng với họ.
Trưng cầu giám định tuổi của bị can, bị cáo hoặc bị hại được tiến hành khi có đủ 02 điều kiện: một là, việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và hai là, không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc cố nghi ngờ về tình xác thực của những tài liệu đó. Không có tài liệu để xác định chính xác tuổi là khi không có các giấy tờ chứng minh tuổi của họ như giấy khai sinh, giấy chứng sinh... Khi có nghi ngờ vê tính xác thục của những tài liệu đó là khi các tài liệu này có mâu thuẫn với nhau về tuổi của họ, các tài liệu có dấu hiệu không khách quan, trung thực...
Trường hợp 3:
Trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định thứ ba là xác định nguyên nhân chết người. Nguyên nhân chết người là những yếu tố, lí do gây ra hậu quả chết của một người.
Nguyên nhân chết người rất đa dạng: chết do tai nạn, chết do bệnh tật, chết do hành vi phạm tội... Xác định nguyên nhân chết người là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm, từ đó ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Xác định nguyên nhân chết người góp phần giúp cơ quan có thẩm quyền hiểu về cơ chế tử vong, công cụ, phương tiện phạm tội,... qua đó góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự như phân hóa trách nhiệm hình sự của nhưng người đồng phạm.
Trường hợp 4:
Trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định thứ tư là xác định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động.
Tính chất và mức độ tổn hại sức khỏe là dấu hiệu định tội, định khung hình phạt đối với các tội vê cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Ngoài ra, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động có ý nghĩa đối với việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự như quyết định việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra. Do đó, nếu không trưng cầu giám định để xác định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động thì vụ án không thể giải quyết hoặc giải quyết không đúng đắn, toàn diện.
Trường hợp 5:
Điều luật cũng quy định bắt buộc trưng cầu giám định khi cần xác định chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ. Đây là những chất, vật cần phải có sự xác định một cách khoa học của những người có chuyên môn nhất định.
Việc xác định các chất, vật này có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn các tội phạm về ma túy, tội phạm về vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, tiền giả...
Trường hợp 6:
Trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định cuối cùng là mức độ ô nhiễm môi trường. Trong thời gian qua, các vụ án trong lĩnh vực môi trường diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.
Bộ luật hình sự năm 2015 ra đời đã thừa nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Theo đó pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm, trong đó có các tội phạm vê môi trường như Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điêu và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam);...
Xác định mức độ ô nhiễm môi trường có ý nghĩa trực tiếp đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận