Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác là hành vi trái pháp luật, tức là luật cấm mà cứ làm và luật bắt làm mà không làm.
1. Căn cứ pháp lý
2. Các yếu tố cấu thành tội phạm
a) Về chủ thể
- Chủ thể của tội giết người là: người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định thì đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì: "người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm".
b) Về khách thể
- Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân (quyền quan trọng nhất của con người).
c) Mặt khách quan
- Chủ thể có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác: được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm đạt mục đích cuối cùng là chấm dứt sự sống của người khác.
- Tuy nhiên, trong trường hợp chủ thể vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
+Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức sau:
-Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác. Ví dụ: đâm, chém, đánh, bắn, cho uống thuốc độc, thiêu sống.....
-Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp. Ví dụ: Bác sỹ A do có mâu thuẫn từ trước với bệnh nhân B nên đã không chấp nhận cứu chữa cho bệnh nhân B mặc dù đó là nghĩa vụ của một bác sỹ, dẫn tới hậu quả làm bệnh nhân B tử vong.
- Hậu quả: thông thường các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng của người khác sẽ gây hậu quả trực tiếp là làm nạn nhân chấm dứt sự sống. Tuy nhiên, khi hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người đù hậu quả chết người có xảy ra hay không.
d) Mặt chủ quan
- Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:
+Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó sẽ xáy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
+Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiển đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]
Bình luận