Tội cản trở giao thông đường bộ là tội phạm được tách từ tội cản trở giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985 rồi sau đó là điều 203 Bộ luật hình sự 1999 và hiện nay là điều 261 Bộ luật hình sự 2015.
Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) qui định về Tội cản trở giao thông đường bộ như sau: “1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ; b) Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ; c) Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ; d) Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách; đ) Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường; e ) Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ; g) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ; h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. 4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
1.Về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này.
2.Về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là an toàn giao thông đường bộ.
Đối tượng tác động của tội phạm này là Công trình giao thông đường bộ. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường, hệ thống thoát nước, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách và công trình, thiết bị phụ trợ khác.
3.Về mặt khách quan của tội phạm
a.Hành vi khách quan
Người phạm tội này, có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau:
- Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;
- Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;
- Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;
- Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;
- Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;
- Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;
- Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;
- Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.
b.Hậu quả
Cũng như đối với tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi cản trở giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.
Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật.
4.Về mặt chủ quan của tội phạm
Cũng như đối với tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người thực hiện hành vi cản trở giao thông đường bộ là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin.
Nếu chỉ căn cứ vào hành vi khách quan thì có thể có quan điểm cho rằng người thực hiện hành vi cản trở giao thông là do cố ý, vì không ai khi đào, xẻ trái phép công trình giao thông đường bộ lại bảo rằng do sơ ý. Tuy nhiên, căn cứ vào các dấu hiệu về hình thức lỗi, thì người thực hiện hành vi cản trở giao thông vẫn là do vô ý, vì người thực hiện hành vi cản trở giao thông không mong muốn cho hậu quả xẩy ra hoặc cũng không bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Người phạm tội cản trở giao thông đường bộ có thể vì động cơ khác nhau nhưng không có mục đích vì lỗi của người phạm tội là do vô ý nên không thể có mục đích.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận