Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng...
Hỏi: Hôm vừa rồi tôi có điều khiển tàu thủy chở người du lịch ra thăm đảo. Vì va phải đá ngầm nên tàu có bị thủng một mảng lớn nước tràn vào gây chập hết hệ thống điện ở đây. Nhưng nguyên nhân không phải lỗi do tôi, vì lúc lái tôi có quan sát kĩ nhưng không thấy biển cảnh báo gì ở xung quanh. Được biết những người bán hàng gần đó đã tháo biển chỉ dẫn ra trong lúc bán hàng. Đề nghị luật sư tư vấn, việc tháo biển báo hiệu của người dân đó thì bị xử lý thế nào? (Nông Văn Đức – Nha Trang) Luật gia Nguyễn Thị Hoa – tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Hành vi tháo dỡ biển báo hiệu của người dân đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường thuỷ, được quy định tại Điều 213 bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 như sau:
“1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thuỷ; b) Tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thuỷ mà không đặt và duy trì báo hiệu; c) Di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu; d) Tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thuỷ; đ) Lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thuỷ; e ) Hành vi khác cản trở giao thông đường thủy. 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Như vậy, vì hành vi tháo dỡ biển báo hiệu của người dân gây thiệt hại đến tài sản của anh (chị) , nên người dân đó có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và
cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật
TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail:
[email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật
hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài
liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết
này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa
đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không
đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở
mọi thời điểm.
Bình luận