Cấu thành tội kinh doanh trái phép là gì?

Kinh doanh trái phép là kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép.

Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về Tội kinh doanh trái phép như sau: “1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm: a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm: a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; b) Mạo nhận một tổ chức không có thật; c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; d) Thu lợi bất chính lớn. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Khách thể của tội phạm

Tội kinh doanh trái phép xâm phạm các quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh. Mà theo đó, Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, thì người kinh doanh phải đăng ký kinh doanh và chỉ được tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề kinh doanh phải có điều kiện.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở các hành vi: Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh; Kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký; Kinh doanh không có giấy phép.

Theo quy định tại Điều 159 BLHS, thì chỉ coi là phạm tội kinh doanh trái phép trong các trường hợp:

Thứ nhất, phạm tội kinh doanh trái phép do đã thực hiện một trong ba hành vi khách quan nêu trên với số lượng hàng hoá có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.

Thứ hai, phạm tội kinh doanh trái phép do đã bị xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh trái phép. Đây là trường hợp người phạm tội trước đó đã có lần kinh doanh trái phép và đã bị xử phạt một trong các hình thức xử phạt hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính, nay lại có hành vi kinh doanh trái phép và bị phát hiện.

3. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp: Dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, thì người phạm tội nhận thức rõ ràng hành vi kinh doanh trái phép của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị Nhà nước cấm.

4. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định, vì các tội phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 159 BLHS đều là tội phạm ít nghiêm trọng. Mặt khác, theo Điều 12 BLHS thì người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm hình sự ít nghiêm trọng, nên chủ thể của tội kinh doanh trái phép là người từ đủ 16 tuổi trở lên.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].