Tội kinh doanh trái phép được quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Tội kinh doanh trái phép có các dấu hiệu cấu thành tội phạm sau:
1. Khách thể của tội phạm
Tội kinh doanh trái phép xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường kinh tế nước ta.
2. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là chủ thể thường, theo đó, người phạm tội phải đáp ứng hai dấu hiệu về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.
3. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm này là hành vi kinh doanh trái phép. Hành vi kinh doanh trái phép có thể là một trong các hành vi sau:
- Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, pháp luật yêu cầu phải có giấy phép kinh doanh riêng mà không đáp ứng các điều kiện kinh doanh hoặc trong quá trình hoạt động kinh doanh không thực hiện đúng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Cho thuê, mượn giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
- Tự viết thêm, tẩy xóa, sử chữa các nội dung trong giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
- Kinh doanh không đúng nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
- Tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị tước hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh…
Hành vi kinh doanh trái phép nói trên phải có thêm một trong những dấu hiệu sau mới cấu thành tội phạm: Đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được xóa án tích về hành vi kinh doanh trái phép hoặc về một trong các tội quy định tại các điều từ 153 đến 158, 160 đến 163, từ 193 đến 196, Điều 230, 232, 233, 236 và 238 BLHS. Hoặc hàng hoá phạm pháp có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
4. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội kinh doanh trái phép được thực hiện với lỗi cố ý, người thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục đích trục lợi cho bản thân, dù biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận