So sánh tội buôn lậu với tội đầu cơ

Hai tội phạm này đều có lỗi cố ý trực tiếp và mục đích thu lợi bất chính.

Điều 153 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định vềTội buôn lậu như sau: "1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:…5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm)".

Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm như sau: “1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm…4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Về khách thể

- Tội buôn lậu:

+ Xâm hại tới trật tự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực xuất- nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ.

+ Đối tượng: Hàng hóa, tiền tệ; kim khí, đá quý; vật phẩm thuộc di tích lịch sử-văn hóa; hàng cấm

-Tội sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển hàng cấm:

+ Xâm hại tới chế độ độc quyền của Nhà nước đối với hàng cấm.

+ Đối tượng: Hàng hóa Nhà nước cấm sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển (vd: vũ khí quân dụng, ma túy, văn hóa phẩm phản động, đồi trụy v.v...).

2. Mặt khách quan

- Tội buôn lậu: Hành vi buôn bán hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, vạt phẩm thuộc di tích lịch sử trái phép qua biên giới.

-Tội sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển hàng cấm:

+ Hành vi sản xuất hàng cấm: hành vi của người tham gia vào 1 công đoạn hay toàn bộ quá trình sản xuất ra loại hàng cấm đó.

+ Hành vi tang trữ hàng cấm: hành vi của người biết rõ là hàng cấm mà vẫn cất giữ trong người, nới ở, đồ vật hoặc địa điểm nào đó.

+ Hành vi buôn bán hàng cấm: hành vi mua đi bán hoặc trao đổi hàng cấm+- Hành vi vận chuyển hàng cấm: hành vi dịch chuyển về không gian hàng cấm từ địa điểm này sang địa điểm khác bằng nhiều thủ đoạn hoặc phương tiện khác nhau.

3. Chủ thể

- Tội buôn lậu: Công dân Việt Nam hoặc nước ngoài có đủ năng lực TNHS.

- Tội sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển hàng cấm: Công dân Việt Nam. Người nước ngoài có đầy đủ năng lực TNHS.

4. Mặt khách quan

-Tội buôn lậu:

+ Lỗi cố ý trực tiếp.

+ Mục đích: thu lợi bất chính (đây là điểm phân biệt với Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới).

-Tội sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển hàng cấm:
+ Lỗi cố ý trực tiếp

+ Mục đích: thu lợi bất chính.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].