Cấu thành tội phá rối an ninh?

Tội phá rối an ninh là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập đông người gây rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở sự hoạt động của cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc là những hành vi đồng phạm khác phá rối an ninh

Điều 89 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội phá rối an ninh như sau: “1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 82 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7): 1900 6198

Như vậy, tội phá rối an ninh là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập đông người gây rối an ninh, chống người thi hành công vụ
, cản trở sự hoạt động của cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc là những hành vi đồng phạm khác phá rối an ninh.

1. Khách thể của tội phạm

Tội phạm này xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, và an ninh đối nội Nhà nước.

2. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, tức là các cá nhân thoả mãn 02 dấu hiệu về độ tuổi (từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi trở lên), và năng lực trách nhiệm hình sự.

3. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan mà cấu thành tội phạm của tội phá rối an ninh đòi hỏi là hành vi do đông người cùng thực hiện phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức. Như vậy, dấu hiệu pháp lý đầu tiên thuộc mặt khách quan của tội phá rối an ninh là sự tham gia của đông người. Hành vi mà những người này cùng thực hiện là:

- Hành vi chống người thi hành công vụ: là hành vi cản trở bằng các thủ đoạn khác nhau nhằm khiến cho người thi hành công vụ không thực hiện được công vụ của mình như đe doạ, cản đường,….

- Hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức: là hành vi làm cho cơ quan, tổ chức không thể hoạt động bình thường được như hành vi tụ tập đông người gây mất ổn định trong trụ sở cơ quan, hay hành vi ngăn cản người ra vào trụ sở cơ quan, tổ chức,…

- Hành vi phá rối an ninh khác nhưng phải là các hành vi có tính chất gây ra sự mất ổn định về an ninh trật tự như hành vi tụ tập đông người gây ồn ào, náo động nơi công cộng hoặc cản trở giao thông,…

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích mà người phạm tội nhằm hướng tới khi thực hiện các hành vi trên là mục đích chống chính quyền nhân dân.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].