Tội đầu cơ xếp vào nhóm các tội xâm phạm trật tự kinh tế được quy định ở chương XVI Bộ luật Hình sự.
1) Cơ sở pháp lý
Điều 160 Bộ luật Hình sự 1999 bổ sung năm 2009 quy định về tội đầu cơ như sau: “1.Người nào lợi dụng tình hình khan hiếmhoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh mua vét hàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến nămnăm. 2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;d) Hàng đầu cơ có số lượng rất lớn; đ) Thu lợi bất chính rất lớn; e)Gây hậu quả rất nghiêm trọng; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm: a) Hàng đầu cơcó số lượng đặc biệt lớn; b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 4.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
2) Dấu hiệu pháp lý
a. Khách thể của tội phạm:
Hành vi đầu cơ xâm phạm trật tự quản lý thị trường hàng hoá của Nhà nước trongtình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế.
b. Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan của tội này là hành vi (lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế) “mua vét” hàng hoá có số lượng lớn (nhằm bán lại thu lợi bất chính) gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Lợi dụng tình hình khan hiếm. Được hiểu là do điều kiện hoàn cảnh nhất định như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế một số loại hàng hóa không đủ cung ứng cho thị trường dẫn đến bị khan hiếm, người phạm tội đã mua vét những hàng hóa bị khan hiếm đó nhằm để bán lại thu lợi bất chính.
+ Tạo ra sự khan hiếm giả tạo. Được hiểu là trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế, mặc dù các loại hàng hóa cần thiết không bị thiếu nhưng lợi dụng tình hình này người phạm tội đã tích trữ hàng hóa, găm hàng để tạo ra sự khan hiếm giả tạo để mua vét hàng hóa nhằm để bán lại thu lợi bất chính.
+ Mua vét hàng hóa được hiểu là hành vi mua hàng để dự trữ vối mục đích chờ giá cao hoặc đẩy giá cao lên để bán thu lợi bất chính.
- Số lượng hàng hóa phải là có số lượng lớn (theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền). Nếu số lượng không lớn thì không đủ yếu tố cấu thành tội này. Việc có bán lại hàng hóa hay chưa, có thu lợi hay chưa không phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc.
- Gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản. Việc mua vét hàng hóa bán lại nhằm thu lợi bất chính như nêu trên mà không gây hậu quả nghiêm trọng thì cũng không đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc gây hậu quả nghiêm trọng ở đây được thể hiện như làm rối loạn thị trường, đẩy giá cả tăng vọt dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được, làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, gây hoang mang lo sợ trong một bộ phận nhân dân hoặc gây chết nhiều người do không đủ điều kiện để khắc phục tình trạng dịch bệnh vì thuốc điều trị bị khan hiếm bởi hoặt động đầu cơ…
c. Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội là nhằm bán lại thu lợi bất chính.
d. Chủ thể của tội phạm:
Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
3) Hình phạt
Điều 160 quy định 3 khung hình phạt:
- Khung cơ bản: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
- Khung tăng nặng:
+ Theo khoản 2: Phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
+ Theo khoản 3: Phạt tù từ 8 năm đến 15 năm.
- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]
Bình luận