Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định tại Điều 147 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng chính là vi phạm chế độ một vợ, một chồng, là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình mà Luật hôn nhân và gia đình quy định; bảo vệ chế độ một vợ, một chồng khỏi bị xâm hại cũng chính là giữ vững nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình.
2. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là: Ngừơi đang có vợ, có chồng hoặc người chưa có vợ, có chồng nhưng biết rõ bên kia có chồng hoặc có vợ mà vẫn kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đó.
3. Mặt khách quan của tội phạm
- Người phạm tội có hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác trong khi đang có vợ hoặc có chồng hoặc tuy chưa có vợ, chồng nhưng biết rõ người khác đang có vợ, có chồng mà vẫn có hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đó. Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác là trường hợp đôi bên trai gái hoặc đã tiến hành tổ chức đám cưới theo tục lệ hoặc đã có giấy đăng ký kết hôn hoặc tuy không đăng ký kết hôn nhưng đã chung sống với nhau, tự coi nhau là vợ chồng trước gia đình và mọi người.
- Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác chỉ cấu thành tội khi thoả mãn một trong hai dấu hiệu: Đã gây ra hậu quả nghiêm trọng là hậu quả gây ra cho hạnh phúc gia đình của hôn nhân trước như làm cho gia đình tan vỡ dấn đến li hôn hoặc dẫn đến việc tự sát của người vợ,… hoặc hành vi vi phạm được tiếp tục thực hiện sau khi đã có quyết định xử phạt hành chính về hành vi này.
4. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận