Công ước Tôkyô và việc xét xử đối với tội phạm hàng không

Thẩm quyền tài phán đối với các loại tội phạm hàng không được quy định rất cụ thể trong công ước Tôkyô 1963.

Công ước Tôkyô 1963 về an ninh hàng không với các nguyên tắc xác lập chung cũng như chuyên biệt thẩm quyền xét xử này. Công ước Tokyo 1963 còn có tên là công ước về tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay.

Ký tại Tokyo (Nhật Bản) ngày 14/9/1963 và có hiệu lực từ ngày 4/12/1963. Có 145 quốc gia tham gia. Việt Nam tham gia công ước này từ ngày 10/10/1979 và có hiệu lực ngày 8/1/1980.

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Khái niệm tội phạm hàng không

Tội phạm hàng không là các hành vi bất hợp pháp đe dọa an ninh hàng không, là mối lo ngại chung cùa cộng đồng quốc tế.

Chính vì vậy, thẩm quyền tài phán đối với các loại tội phạm hàng khống được quy định rất cụ thể trong các điều ước quốc tế về an ninh hàng không với các nguyên tắc xác lập chung cũng như chuyên biệt thẩm quyền xét xử này.

Công ước Tôkyô 1963

Theo quy định của Điều 3 Công ước Tôkyô về các hành vi tội phạm và một số hành vi khác thực hiên trên phương tiện bay, quốc gia có thẩm quyền xét xử các tội phạm hàng không là quốc gia dâng tịch phương tiện bay.

Như vậy, nguyên tắc quốc tịch đã được Công ước Tôkyô ghi nhận như là nguyên tắc phân định đầu tiên về thẩm quyền xét xử.

Tuy nhiên nguyên tắc quốc tịch phương tiện bay không có tính “ưu tiên” trong mối quan hệ so sánh với các nguyên tắc phân định khác mà Công ước Tôkyô đã ghi nhận.

Đảm bảo quyền xét xử cho các quốc gia sau

Điều 4 đã đảm bảo quyền xét xử các tội phạm hàng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này cho các quốc gia sau đây:

- Quốc gia mà hậu quả của hành vi tội phạm phát sinh trên lãnh thổ nước mình;

- Quốc gia mà cá nhân tội phạm là công dân hoặc là thể nhân thường trú trên lãnh thổ nước mình;

- Quốc gia mà hành vi tội phạm được thực hiện nhằm chống lại công dân hoặc người thường trú trên lãnh thỏ quốc gia dó;

- Quốc gia mà hành vi tội phạm đã xâm hại các quy tắc, quy định về hàng không đang có hiệu lực tại quốc gia này;

- Quốc gia mà việc thực hiện thẩm quyền tài phán là cần thiết để đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế mà quốc gia đã tự nguyên gánh vác.

Qua quy định trên, ta thấy rằng số lượng các quốc gia có thẩm quyền tài phán đối với nhóm hành vi thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước Tôkyô là tương đối rộng.

Các nguyên tắc xác định thẩm quyển theo Công ước Tôkyô

Bên cạnh các quốc gia có được thẩm quyền nhờ vào nguyên tắc thẩm quyền lãnh thổ, nguyên tắc quốc tịch cũng như nguyên tắc an ninh quốc gia còn xuất hiện hai nguyên tắc có tính “đặc biệt”.

Được thể hiện trong quy định cho phép quốc gia có thẩm quyền khi hành vi tội phạm hàng không xâm hại đến các quy tắc, quy định về hàng không của quốc gia hoặc xâm phạm đến các cam kết quốc tế đa phương mà quốc gia tự nguyện thực hiện theo hiệu lực pháp luật của điều ước quốc tế.

Điều này được giải thích là do tính chất đặc biệt ca hoạt động hàng không trong môi trường dễ tạo ra các bất ổn an ninh cực kỳ hệ trọng và không lường trước.

Công ước Tôkyô là không ghi nhận nguyên tắc phổ cập trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối vi các cá nhân tội phạm hàng không.

Xác định thẩm quyển theo Công ước Tôkyô 1963

Công ước Tôkyô 1963 cũng ghi rõ việc xác định thẩm quyển theo Công ước không loại trừ thẩm quyền tài phán hình sự được xác định dựa trên cơ sở và phù hợp với pháp luật quốc gia.

Ngoài ra, trong công ước này cũng không xác lập một cơ chế chung giải quyết vấn đề xung đột thẩm quyền tài phán trong xét xử tội phạm hàng không.

Đây là đặc trưng chung của hầu hết các điều ước quốc tế về ngăn ngừa và trùng phạt tội phạm có tính chất quốc tế.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].