Công ước về chống bắt con tin năm 1979 và thẩm quyền xét xử tội phạm bắt cóc con tin

Năm 1979, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước về đấu tranh chống bắt cóc con tin.

Công ước quốc tế về chống bắt con tin năm 1979quy định mỗi quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định quyền tài phán của mình đối với các loại hình tội phạm bắt cóc con tin.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Cơ sở pháp lý

Theo quy định của Công ước tại Điều 5, mỗi quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định quyền tài phán của mình đối với các loại hình tội phạm thuộc đối tượng điều chỉnh của Công ước.

Các quốc gia sau đây có thẩm quyền tài phán

Theo điều này, các quốc gia sau đây có thẩm quyền tài phán:

- Quốc gia mà hành vi tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ của nó;

- Quốc gia mà hành vi tội phạm được thực hiện trên phương tiện bay hoặc tàu thuyền mang quốc tịch nước này;

- Quốc gia mà cá nhân tội phạm mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi nghi phạm thường trú nếu không có quốc tịch;

- Quốc gia mà con tin là công dân;

- Quốc gia mà hành vi tội phạm chống lại an ninh và lợi ích của nó.

Các nguyên tắc xác lập thẩm quyền tài phán theo Công ước 1979

Các nguyên tắc xác lập thẩm quyền tài phán được Công ước 1979 về chống bắt con tin ghi nhận là nguyên tắc lãnh thổ, nơi chủ thể tiến hành hoạt động gây hại.

Nguyên tắc quốc tịch bao gồm quốc tịch của thủ phạm, quốc tịch của nạn nhân và quốc tịch của phương tiện bay hoặc tàu thuyền nơi hành vi tội phạm được thực hiện.

Nguyên tắc an ninh quốc gia được cụ thể hóa bằng các quy định chi tiết cho phép quốc gia có thẩm quyền xét xử khi hành vi tội phạm được thực hiện nhằm mục đích ép buộc quốc gia đó phải thực hiện hoặc không thực hiện bất kỳ hành vi nào.

Việc ép buộc x sự như vậy luôn gây ra thiệt hại cho quốc gia trong đối nội cũng như đối ngoại, đồng thời nhằm mục đích thỏa mãn yêu cầu của các cá nhân tội phạm mang lại lợi ích cho chúng.

Nguyên tắc thẩm quyền phổ cập

Bên cạnh đó Công ước 1979 cũng giống như các điều ưc quốc tế khác trước đó, đều có ghi nhân nguyên tắc thẩm quyển phổ cập trong nội dung cùa mình.

Cho phép và khuyến khích các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định thẩm quyền tài phán ca mình trong trường hợp nghi phạm đang hiện diện trên lãnh thổ ca nước mình và không bị dẫn độ tới bất kỳ quốc gia hữu quan nào có thẩm quyền tài phán được quy định theo Công ước.

Tuy nhiên, nguyên tắc thẩm quyền phổ cập cũng chỉ được đánh giá như là nguyên tắc bổ sung cho các nguyên tắc phân định thẩm quyền khác được Công ước này ghi nhận.

Đồng thời, Công ước với các quy định ca mình cũng không loại trừ bất kỳ thẩm quyền tài phán hình sự nào được thực hiện phù hợp với pháp luật trong nước.

Nhìn chung, sự tôn trọng chủ quyền quốc gia được thể hiện trong tất cả các điều ước quốc tế có liên quan trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm, sự tôn trọng như
vậy được khẳng định qua các quy định của điều ước quốc tế trong các vấn đề pháp lý thuộc phạm vi điều chnh của các điều ước quốc tế loại này.

Ý nghĩa của công ước

- Góp phần hoàn thiện thể chế; tổ chức tốt công tác đấu tranh phòng, chống và trừng trị hành vi bắt con tin

Bảo vệ an ninh quốc gia và thế giới, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

- Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của các quốc gia về phòng, chống khủng bố, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong phòng, chống khủng bố

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].