Đặc điểm dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là tội có cấu thành hình thức. Có nghĩa là không căn cứ vào hậu quả hay những tổn hại từ hành vi dâm ô xảy ra trên thực tế mà căn cứ về hành vi vi phạm để xác định trách nhiệm hình sự.

Dâm ô là Hành vi xúc phạm nhân phẩm người khác nhằm kích thích hoặc thỏa mãn tình dục, trừ hành vi giao cấu với chính người bị xúc phạm. Hành vi dâm ô bị coi là tội phạm khi đối tượng của hành vi này là trẻ em (người dưới 16 tuổi) và chủ thể là người đã thành niên.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là "Bộ luật Hình sự") như sau:

"1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: (a) Phạm tội có tổ chức; (b) Phạm tội 02 lần trở lên; (c) Đối với 02 người trở lên; (d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; (đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; (e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: (a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; (b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.". (Điều 146 Bộ luật Hình sự).

Cấu thành tội phạm của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

(i) Mặt khách quan của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

Mặt khách quan của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thể hiện ở hành vi giao cấu theo sự thỏa thuận đồng ý giữa người đã thành niên với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Sự thỏa thuận ở đây có nghĩa là cả hai bên đều có ý chí mong muốn được giao cấu với nhau không vì bất kỳ mục đích nào khác.

(ii) Mặt chủ quan của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

Mặt chủ quan thể hiện ở hành vi thực hiện tội phạm của người phạm tội với lỗi cố ý.

Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

(iii) Chủ thể của tộidâm ô đối với người dưới 16 tuổi

Chủ thể của tội dâm ô với trẻ dưới 16 tuổi là người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là tội có cấu thành hình thức. Có nghĩa là không căn cứ vào hậu quả hay những tổn hại từ hành vi dâm ô xảy ra trên thực tế mà căn cứ về hành vi vi phạm để xác định trách nhiệm hình sự.

(iv) Mặt khách thể của tộidâm ô đối với người dưới 16 tuổi

Khách thể của tội dâm ô với trẻ dưới 16 tuổi là hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền được bảo vệ vì danh dự, nhân phẩm của trẻ em, xâm phạm đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ em.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Vì sao các tổ chức, cá nhân nên sử dụng dịch vụ pháp lý trong trường hợp có liên quan tới tội phạm dâm ô đối với người dưới 16 tuổi:

Oan, sai, tình trạng bức cung, nhục hình trong vụ án hình sự tại Việt Nam hiện nay không còn hiếm. Tình trạng này không chỉ trực tiếp xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm... mà trong nhiều trường hợp, còn tước đoạt cả quyền được sống của con người;

Ngược lại, Việt Nam không hiếm trường hợp lại diễn ra tình trạng "hành chính hóa" hoặc "dân sự hóa" hành vi vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm). Tố giác, tố cáo, tin báo tội phạm của tổ chức, doanh nghiệp, công dân không được giải quyết đúng pháp luật, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, không truy tố hoặc truy tố không đúng hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, các đương sự;

Sự tham gia của luật sư trong lĩnh vực hình sự đặc biệt là với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo), người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng trên. Hoạt động bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại không chỉ là hoạt động nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm xã hội của người luật sư trong việc duy trì công lý.

Bài viết thực hiện bởi: luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng Chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].