Đặc điểm pháp lý chung của các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội, chế độ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Một đất nước muốn bền vững, giàu mạnh thì cần trừng trị nghiêm khắc những tư tưởng, hành động nhằm chống phá chính quyền nhà nước, phá hủy hệ thống cơ quan chính quyền. Do vậy, mỗi quốc gia đều ban hành quy định về tội phạm này. Đối với Việt Nam, tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia được quy định từ điều 78 đến điều 92 trong Chương XI Bộ luật Hình sự.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Là các quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia bao gồm:

- Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;

- Chế độ chính trị, khả năng quốc phòng, an ninh đối nội và đối ngoại;

- Sự tồn tại và vững mạnh của chính quyền nhân dân.

2. Mặt khách quan của các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến các khách thể nêu trên. Những hành vi này rất đa dạng có thể bằng hành động hoặc không hành động, nhưng thực tiễn xét xử cho thấy nói chung đa số các tội xâm phạm an ninh quốc gia được thực hiện bằng hành động.

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là các tội phạm đặc biệt nghiêm trong có tính chất và mức độ nguy hiểm cao cho xã hội nên hầu hết là những tội có CTTP hình thức.

Dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của các CTTP này. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm khi hành vi phạm tội được thực hiện. Bên cạnh đó, có một số ít tội xâm phạm an ninh quốc gia có CTTP vật chất.

3. Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Có thể là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

Tuy nhiên, các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những tội đặc biệt nghiêm trọng có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội nên theo quy định của Điều 12 BLHS năm 1999 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên mới phải chịu TNHS về việc thực hiện các tội này.

4. Mặt chủ quan của các tội xâm phạm an ninh quốc gia

- Lỗi của người thực hiện tội xâm phạm anh ninh quốc gia bao giờ cũng được thể hiện dưới hình thức cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là xâm hại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hòa XHCN VIệt Nam, thấy trước khả năng là xảy ra hậu quả nguy hại cho xã hội là hành vi đó có thể đe dọa, làm suy yếu hoặc lật đổ chính quyền nhân dân, nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.

- Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tất cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tức là nhằm “chống chính quyền nhân dân” – chống lại hoặc làm suy yếu chính quyền nhân dân. (vì nếu như không xác định được là người phạm tội nhằm mục đích “chống chính quyền nhân dân”, thì tội danh phải được thay đổi hoặc là không có tội phạm).

- Động cơ phạm tội có thể rất khác nhau nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành các tội xâm phạm an ninh quốc gia, mà chỉ là căn cứ để đánh giá tính chất và mức đọ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng thời là cơ sở để các cở quan bảo vệ pháp luật và Tòa án áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp đối với người phạm tội trong từng trường hợp cụ thể.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].