Dẫn độ tội phạm trong Luật Hình sự quốc tế

Vấn đề dẫn độ tội phạm luôn là đối tượng quan tâm của cộng đồng quốc tế trên bình diện hợp tác toàn cầu do tầm quan trọng của việc giải quyết có hiệu quả vấn đề hết sức nhạy cảm này trong quan hệ quốc tế.

Dẫn độ tội phạm là một hình thức của tương trợ tư pháp, là một trong các quyền của quốc gia được yêu cầu dẫn độ.

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, dẫn độ tội phạm là gì?

Dẫn độ là một hình thức hợp tác tương trợ tư pháp giữa các nước. Theo đó nước được yêu cầu sẽ bắt giữ và chuyển giao người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc người đã bị Tòa án của nước yêu cầu kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để nước này truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt. (Theo khoản 1 Điều 32 Luật tương trợ tư pháp 2007)

Thứ hai, phân tích khái niệm dẫn độ tội phạm

Dẫn độ tội phạm là một trong những chế định cổ điển của luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh chống tội phạm, đổng thời thủ tục tố tụng về dẫn độ rất phức tạp và kéo dài về mặt thời gian. Dẫn độ tội phạm luôn đụng chạm tới chù quyền quốc gia và các quyền lợi quan trọng khác của quốc gia.Vì thế, cộng đồng quốc tế hết sức thận trong khi đề cập tới vấn đề này trong thực tiễn quan hệ quốc tế.

Dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, nhiều điều ước quốc tế chuyên biệt về chống tội phạm có tính chất quốc tế như: khủng bố, buôn bán và vận chuyển ma túy, buôn bán trẻ em và phụ nữ, khủng bố hàng không quốc tê' v.v. đã được thông qua và đa số đã có hiệu lực thi hành. Trong các điều ưởc quốc lế loại này có ghi nhận mộl loạt các quy định quan trọng về dẫn độ tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của các điều ước. Nhìn chung các quy định về vấn đề này có nội dung điều chinh tương đối giống nhau về điều kiện, cơ sở pháp lý, nguyên tắc dẫn độ... Bên cạnh đó, Đại hội đồng Liên hợp quốc còn thông qua điều ước quốc tế mầu về dẫn độ lội phạm vào nãm 1990 tại Hội nghị Liên hợp quốc về ngăn ngừa tội phạm tại La Habana (Cuba).

Ngoài các điều ước quốc tế chuyên biệt về chống tội phạm, trong những thập niên gần đây, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, một loạt các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu vể quyền con người đã được ký kết. Trong nội dung điều chỉnh của các điều ước này, vấn đề dẫn độ tội phạm đã được đề cập và giải quyết với yêu cầu phải tuân thủ các quy phạm của luật quốc tế về quyền con người. Khuynh hướng được thể hiên qua nội dung các điều ước nêu trên là hạn chế khả năng dẫn độ trong các trường hợp cụ thể, ví dụ điều khoản 13 của Công ước quốc tế về quyền con người năm 1966 và Điều 3 của Công ước chống tra tấn và các hành vi dã man, phi nhân tính khác chống lại phẩm giá con người năm 1985.

Theo khoa học luật hình sự quốc tế, dẫn độ tội phạm là hành vi trợ giúp pháp lý được thỏa thuận giữa các quốc gia có liên quan (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ tộỉ phạm) dựa trên các cơ sở pháp lý quốc tế được thể hiện trong quá trình quốc gia được yêu cầu dẫn độ chuyển giạo thể nhân dang hiện diện trên lãnh thổ nước mình cho quốc gia yêu cầu nhằm mục đích tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành phán quyết hình sự đã có hiệu lực pháp luật đối với thể nhân này.

Dẫn độ tội phạm là một trong các nội dung chủ yếu của hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống các hoạt động tội phạm đang ngày càng gia tăng. Đây là hình thức giúp đỡ pháp lý trong việc thực hiên thẩm quyền xét xử hình sự quốc gia. Tất cả các vấn đề có liên quan đến dẫn độ hoàn toàn thuộc thẩm quyền cùa quốc gia, chỉ có quốc gia có quyền ký kết cấc điều ước quốc tế, thông qua các đạo luật của mình và tiến hành trong thực tế các hoạt dộng dẫn độ tội phạm. Đây là hậu quả tất yếu của việc thực hiện chủ quyền quốc gia trên phạm vi lãnh thổ xác định.

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ ba, quan điểm khác về dẫn độ tội phạm

Hiện nay trong luật hình sự quốc tế đều khẳng định và công nhận dẫn độ tội phạm là quyền chứ không phải là nghĩa vụ cùa quốc gia. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tôn trọng chù quyền quốc gia cùa luật quốc tế và được khẳng định trong thực tiễn quốc tế. Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, bất kỳ nước nào cũng có quyền giải quyết các vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các thể nhân đang hiện diện trên lãnh thổ nước mình, ngay cả trong trường hợp có điều ước quốc tế thì dẫn độ tội phạm cũng chỉ được tiến hành với các điều kiện cụ thể được quy định.

Cần lưu ý rằng bản thân dẫn độ tội phạm không phải là sự trừng phạt mà chĩ là biện pháp tạo điều kiện áp dụng sự trừng phạt bằng pháp luật trong tương lai. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở thuyết phục khi thực tiễn đã chứng minh ở phạm vi nhất định dẫn độ tội phạm cũng là biện pháp ngăn ngừa tội phạm.

Khuyến nghị của công ty Luật Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected]