Điểm mới về các tội phạm sở hữu trí tuệ trong Bộ luật hình sự 2015

Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ chính thức phát sinh hiệu lực từ ngày 1/7/2016, trong Bộ luật hình sư mới có một số thay đổi quan trọng về các tội phạm về sở hữu trí tuệ.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ chính thức phát sinh hiệu lực từ ngày 1/7/2016, trong Bộ luật hình sư mới có một số thay đổi quan trọng về các tội phạm về sở hữu trí tuệ.

Thứ nhất: Bộ luật hình sự 2015 đã bỏ Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong Bộ luật hình sự 1999 thì tội danh này nằm trong Điều 170.

Việc bỏ tội danh này là một điều hợp lý vì hiện nay, với cơ chế tố tụng hành chính, khi người có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, gây thiệt hại cho các tổ chức và cá nhân thì các chủ thể quyền có thể khởi kiện vụ án hành chính nhằm xem xét tính hợp pháp của các quyết định hành chính và hành vi hành chính trong lĩnh vực này.

Thực tế trong những năm vừa qua, đã có một số vụ việc các chủ thể quyền đã kiện Cục sở hữu trí tuệ ra trước toà hành chính về các quyết định cấp văn bằng bảo hộ hay không cấp văn bằng bảo hộ. Một số vụ án mà các chủ thể quyền đã thắng kiện cơ quan chức năng.

Thứ hai: Bộ luật hình sư 2015 đã sửa đổi và bổ sung Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 225.

Trước đây, theo Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì tội phạm này được quy định tại Điều 170a, theo đó cơ quan chức năng có thể khởi tố khi người vi phạm thực hiện hành vi với quy mô thương mại, tuy nhiên, không có quy định hướng dẫn thế nào là quy mô thương mại, gây khó khăn cho quy trình tố tụng, xử lý bằng biện pháp hình sự với tội danh này.

Theo quy định mới tại điều 225 thì đã nêu rõ từng số tiền cụ thể và căn cứ vào đó, có quan chức năng có thể định khung và định hình phạt khi thực hiện đấu tranh với hành vi vi phạm này.

Trước thực trạng vi phạm bản quyền của Việt Nam hiện nay ở mức cao nhất thế giới (ví dụ như lĩnh vực bản quyền phần mềm) thì việc sửa đổi và bổ sung quy định này vào là hợp lý, mang tính răn đe cho các đối tượng vi phạm bản quyền và cũng phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập các Hiệp ước kinh tế song phương và đa phương.

Thứ ba: Bộ luật hình sự 2015 đã sửa đổi bổ sung quy định về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Bộ luật hình sự 1999 và sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về tội này nhưng trên thực tế rất khó thực hiện vì có quy định rằng hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ với quy mô thương mại thì mới bị xử lý hình sự.

Tuy nhiên, không có bất kỳ một hướng dẫn nào từ cơ quan có thẩm quyền quy định như thế nào được coi là “quy mô thương mại”. Vì vậy, theo điều 226 của bộ luật mới đã quy định rõ khung gía trị vi phạm để làm cơ sở xử lý hình sự.

Điều này cũng sẽ phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi ra nhập các Hiệp định kinh tế song phương và đa phương, ví dụ như trong cam kết của Việt Nam ra nhập TPP có quy định là Việt Nam cần phải tăng cường xử lý hình sự các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Ngoài ra, Điều 226 Bộ luật mới còn quy định trách nhiệm của pháp nhân khi vi phạm sở hữu công nghiệp, bộ luật cũ chỉ có trách nhiệm của thể nhân.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty Luật SB law


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].