Hồ sơ, bản án đã có hiệu lực pháp luật được xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm như thế nào?

Thủ tục tiếp nhận thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Giám đốc thẩm là giai đoạn xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Giám đốc thẩm là thủ tục đặc biệt, chỉ được tiến hành khi có kháng nghị giám đốc thẩm.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, Điều 375. Thủ tục tiếp nhận thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

"1. Khi nhận được thông báo bằng văn bản thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhận thông báo.

2. Khi người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trình bày trực tiếp về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản; nếu người thông báo cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản thu giữ. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

3. Tòa án, Viện kiểm sát đã nhận thông báo, lập biên bản phải gửi ngay thông báo, biên bản kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nểu có) cho người có thẩm (Ịuyền kháng nghị và thông báo bằng văn bản cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết."

Bình luận về điều 375 bộ luật hình sự năm 2015:

(i) Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhân thông báo khi tiếp nhận thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã cố hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, đồng thời phải lập biên bản đã có sự trình bày trực tiếp của người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

(ii) Biên bản được lập theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này:

- Khi tiến hành hoạt động tổ tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất: Biên bản ghi rõ địa điềm, giở, ngày, tháng, năm tiên hành to tụng, thời gian băt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.

- Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ. Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bàn. Trường hợp người tham gia tổ tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến. Trường hợp người tham gia tô tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và nhưng người tham gia tô tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.

Thứ hai, Điều 376. Chuyển hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Theo khoản 1 điều 376 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: trong quá trình kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẳm, nếu xét thấy cần thiết phải nghiên cứu hô sơ vụ án thì Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu được chuyển hồ sơ vụ án để xem xét.

Khoản 2 điều này được hiểu là: việc yêu cầu phải được lập thành văn bản rõ ràng và gửi tới tòa án đang quản lý hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyên hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu.

Theo đó, Tòa án quản lý hồ sơ sẽ chuyển cho cơ quan yêu cầu trước hồ sơ và sẽ thông báo cho cơ quan ỵêu cầu sau biết về vấn đề này trong trường, hợp ca hai cơ quan (Tòa án, Viện kiểm sát) đều có yêu cầu, tránh trường hợp xảy ra xung đột trong quá trình chuyển hồ sơ, ảnh hưởng đến việc xem xét, nghiên cứu hồ sơ theo thủ tục giám đốc thẩm.

Khuyến nghị của công ty Luật Everest:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].