Dẫn độ là một nội dung quan trong trong tương trợ tư pháp nói riêng và luật hình sự quốc tế nói chung. Bài viết này trình bày một số nét cơ bản của dẫn độ.
Thứ nhất, khái niệm: Dẫn độ là gì?
Dẫn độ là một hình thức hợp tác tương trợ tư pháp giữa các nước. Theo đó nước được yêu cầu sẽ bắt giữ và chuyển giao người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc người đã bị Tòa án của nước yêu cầu kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để nước này truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt. (Theo khoản 1 Điều 32 Luật tương trợ tư pháp 2007)
Thứ hai, đặc điểm của dẫn độ
Dẫn độ được thực hiện nhằm mục đích truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người bị dẫn độ do đã phạm tội hình sự. các hoạt động này chỉ có thể thực hiện sau khi thực hiện việc dẫn độ.
Cơ sở pháp lý của dẫn độ
- Pháp
luật trong nước của quốc gia.
- Các
điều ước quốc tế song phương về trương trợ tư pháp.
- Các
điều ước quốc tế đa phương về chống các loại tội phạm có tính chất quốc tế.
Các nguyên tắc dẫn độ:
- Nguyên tắc có đi có lại.
Các trường hợp không dẫn độ khác:
- Không dẫn độ nếu cá nhân bị dẫn độ sẽ bị kết án đối với tội phạm khác.
Phân biệt dẫn độ với một số khái niệm khác:
(i) Phân biệt dẫn độ với trục xuất:
Trục xuất là hành vi của quốc gia không cho phép cá nhân vi phạm hoặc phạm tội trên lãnh thổ của quốc gia tiếp tục được lưu trú trên lãnh thổ của quốc gia và buộc người này phải rời khỏi lãnh thổ quốc gia đó trong thời gian xác định theo quy định của luật
Tiêu chí phân biệt: chủ thể, đối tượng, địa điểm, mục đích.
(ii) Phân biệt dẫn độ với trao đổi tội phạm
Trao đổi tội phạm là hành vi của các quốc gia trên cơ sở chủ quyền và lợi ích quốc gia đã chấp nhận sự trao đổi với nhau các cá nhân phạm tội (thỏa thuận riêng lẻ giữa hai quốc gia), sự trao đổi như vậy được thực hiện trên nguyên tắc tương xứng.
(iii) Phân biệt đẫn độ với chuyển giao tội phạm đã được kết án
Chuyển giao tội phạm đã được kết án là hành vi chuyển giao tù nhân nhằm mục đích thực hiện án phạt tù đối với người này tại quốc gia mà họ là công dân (người phạm tội bị kết án tại quốc gia A và bị chuyển giao đên quốc gia B nơi mà họ có quốc tịch để thi hành án phạt tù). Việc chuyển giao này chỉ được thực hiện sau khi bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật theo yêu cầu của quốc gia có Tòa án đưa ra phán quyết và có sự chấn nhận của quốc gia mà người phạm tội là công dân
(iv) Phân biệt dẫn độ với bắt cóc
Bắt cóc là hành vi bắt cóc của nhân viên đặc vụ chính phủ (quốc gia A) đối với nghi can trên lãnh thổ của quốc gia khác (quốc gia B) mà không có sự cho phép của chính phủ nước này ( quốc gia B) hoặc không có sự thỏa thuận của cả 2 quốc gia để dẫn giải người phạm tội về nước mình.
Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận