Một số vấn đề về hình thức và thủ tục tại phiên toà sơ thẩm

Xét xử sơ thẩm là việc xét xử lần thứ nhất (cấp thứ nhất) do Toà án được giao thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

Xét xử sơ thẩm là một giai đoạn tố tụng mà đòi hỏi những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải tập trung trí tuệ, xử lý các tình huống một cách mau lẹ, các lý lẽ đưa ra phải chính xác, có sức thuyết phục và đồng thời phải tuân theo những quy định của pháp luật.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Về hình thức phiên toà sơ thẩm: Trong quá trình hình thành và hoàn thiện mô hình tố tụng của Việt Nam, đến nay, vị trí của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại trong vụ án hình sự đã có sự thay đổi. Hiện nay, theo sơ đồ phòng xử án hình sự được quy định trong Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/07/2017 của Tòa án nhân dân Tối cao, lần đầu tiên trong phiên tòa hình sự ở Việt Namvị trí của đại diện Viện kiểm sát và vị trí của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự được bố trí ngang hàng với nhau, ngồi đối diện với nhau ở dưới vị trí của Thư ký phiên tòa.

Về giai đoạn chuẩn bị phiên toà: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Viện kiểm sát chỉ có quyền rút quyết định truy tố và đề nghị Toà án đình chỉ vụ án, nhưng không ít trường hợp, hồ sơ vụ án vẫn đang do Toà án thụ lý, Toà án không có quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhưng bằng một công văn Viện kiểm sát xin rút lại hồ sơ vụ án với nhiều lý do khác nhau. Hầu hết các Toà án khi nhận được Công văn của Viện kiểm sát đều đáp ứng yêu cầu. Nhiều trường hợp sau khi Toà án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát, thời hạn chuẩn bị xét xử đã hết nhưng Viện kiểm sát không trả lại hồ sơ vụ án cho Toà án và Toà án cũng không yêu cầu Viện kiểm sát trả hồ sơ vụ án, coi như vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát chứ không phải của Toà án; trong khi đó thì Toà án vẫn thụ lý vụ án.

Việc trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung cũng còn nhiều vấn đề Bộ luật tố tụng hình sự quy định chưa đầy đủ như: Trường hợp chỉ cần truy tố lại chứ không cần điều tra lại bất cứ một tình tiết nào của vụ án, nhưng trong quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung vẫn phải ghi "để điều tra bổ sung". Việc điều tra bổ sung đối với phần dân sự trong vụ án hình sự chưa được Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể, mặc dù Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: "Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự”. Giải quyết không chỉ bao gồm xét xử mà bao gồm cả giai đoạn điều tra, truy tố. Khi Toà án trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung về vấn đề dân sự, một số Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra không nhận hồ sơ vụ án mà làm công văn trả ngay cho Toà án với lý do: Toà án có thẩm quyền điều tra về vấn đề dân sự.

Về thủ tục tại phiên toà: Kể từ khi khai mạc phiên toà cho đến khi kết thúc phiên toà có thể chia ra các giai đoạn: Phần mở đầu, phần xét hỏi, phần tranh luận và tuyên án. Đánh giá chung, thì việc xét xử tại phiên toà hiện nay so với trước khi có Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02-1-2002 của Bộ Chính trị có tiến bộ hơn, bước đầu bảo đảm tranh tụng dân chủ giữa người bào chữa (Luật sư) với Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác...; việc phán quyết của Toà án đã căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà; phiên toà diễn ra dân chủ hơn; quyền lợi của người tham gia tố tụng được tôn trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư pháp thì chưa đáp ứng. Sau khi có Nghị quyết số 08/NQ-TW, các Toà án tập trung tổ chức các phiên toà "mẫu để rút kinh nghiệm rồi nhân rộng trên phạm vi toàn ngành, nhưng sau một thời gian, các Toà án đều báo cáo là đã tổ chức phiên toà hình sự sơ thẩm đúng với tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW, nhưng trên thực tế thì hiện nay còn nhiều phiên toà vẫn xét xử không đúng với Nghị quyết số 08/NQ-TW và Công văn số Số: 13/CV-BCĐCCTP ngày 04 tháng 11 năm 2002 của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương. Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02-6-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì lại nhận thức rằng, Nghị quyết số 08-NQ/TW và Công văn số Số: 13/CV-BCĐCCTP không còn hiệu lực. Vậy là những phiên toà "mẫu" không còn là "mẫu" nữa. Mặt khác do Bộ luật tố tụng hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung theo tinh thần Nghị quyết số 08/ NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW nên việc tổ chức và điều khiển phiên toà hình sự sơ thẩm vẫn còn mang nặng tính thẩm vấn, chưa thể hiện tính tranh tụng tại phiên toà. Chủ toạ phiên toà vẫn hỏi quá nhiều, không chỉ hỏi mà còn giáo dục, nhận xét, bình luận, đánh giá về lời khai của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Phần tranh luận chính là phần thể hiện tính tranh tụng nhất nhưng chủ toạ phiên toà chưa điều khiển để người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tranh luận với Kiểm sát viên, còn Kiểm sát viên thì không tranh luận hoặc tranh luận không hết các ý kiến mà người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng đưa ra cần tranh luận làm rõ. Việc xử lý các tình huống tại phiên toà của chủ toạ cũng còn lúng túng, khi gặp phải trường hợp ngoài dự kiến ban đầu của chủ toạ phiên toà như: Người bào chữa (Luật sư) tự ý rời bỏ phòng xử án mà không được chủ toạ đồng ý; bị cáo ra toà lặng thinh như người câm, không nói, không trả lời bất cứ câu hỏi nào của Hội đồng xét xử hoặc của Kiểm sát viên; tại phiên toà bị cáo đề nghị mời Luật sư bào chữa; Kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên toà rút hồ sơ vụ án để xem xét lại...Việc Hội đồng nghị án, cũng như thời gian nghị án còn nhiều vấn đề Bộ luật tố tụng hình sự chưa quy định rõ ràng, chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát xem bản án có được thông qua tại phòng nghị án. Biên bản nghị án có phản ảnh đúng trình tự, nội dung thảo luận của Hội đồng xét xử.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198

Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:

(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.

(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Bài viết thực hiện bởi: luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng Chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].