Người phạm tội tự thú, đầu thú quy định Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Người phạm tội tự thú, đầu thú được quy định lần đầu trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.Trong đó, đáng lưu ý là những nội dung liên quan tới tinh thần nâng cao hơn việc bảo vệ quyền con người, hướng tới những quy định nhân đạo hơn với người phạm tội.

Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.Lần đầu tiên, bộ luật này đã quy định cụ thể về tình tiết “đầu thú”, “tự thú” để trên cơ sở đó có căn cứ áp dụng những nội dung có lợi hơn cho người phạm tội.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Căn cứ pháp lý về người phạm tội tự thú,đầu thú:

"Điều 152. Người phạm tội tự thú,đầu thú:

1- Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

2- Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.

3- Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp."

Bình luận về điều luật người phạm tội tự thú, đầu thú:

Tự thú, biên bản tự thú:

- Điều luật bổ sung thêm trường hợp người phạm tội đầu thú so với quy định tương ứng của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Tự thú và đầu thú là trường hợp người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quạn, tổ chức về hành vi phạm tội của mình. Tự thú và đau thú có điểm khác nhau cơ bản về thời điểm khai báo của người phạm tội (xem tại điểm h, điểm i khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tô tụng hình sự).

- Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản vê việc tự thú, đầu thú. Trong biên bàn phải ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lơi khai cùa người tự thú, đâu thú. Biên bản tiếp nhận người phạm tội ra tự thú theo mẫu TBTP1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02 tháng 8 năm 2013 hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo vê tội phạm, kiến nghị khởi tổ.

Cơ quan có thẩm quyền:

- Sau khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

- Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải kiểm tra xem tội phạm tự thú, đầu thú có thuộc thâm quyên điêu tra của mình hay không. Nếu thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ, việc thông báo phải bằng văn bản. Trong trường hợp xác định tội phạm tự thú, đầu thú không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiêp nhận tự thú, đâu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thầm quyền đề tiếp nhận, giải quyết.

Ý nghĩa của việc người phạm tội tự thú, đầu thú:

- Quy định trường hợp tự thú trong pháp luật là thể hiện chính sách khoan hồng nhất quán của Nhà nước ta, thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta đối với những người lầm lỗi mà chịu ăn năn hối cải. Thành tâm tự thú là một hành vi tích cực và là biểu hiện của sự ăn năn muốn hối cải của người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm pháp.

- Luật hình sự quy định việc người phạm tội tự thú là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Quy định về tự thú còn là quy định mang tính phòng ngừa tích cực. Hành vi tự thú không chỉ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật sớm khám phá ra tội phạm và ngăn chặn được những hành vi tiếp tục thực hiện tội phạm mà còn tác động tích cực đến những đối tượng khác đã hoặc đang có hành vi phạm tội, làm cho các đối tượng này phải hoang mang, dao động mà tự kiềm chế các hành vi và ý đồ thực hiện tội phạm của mình.

- Tự thú còn có ý nghĩa tích cực ở chỗ, làm giảm bớt những chi phí cần thiết cho việc điều tra, truy bắt đối tượng phạm tội; rút ngắn thời hạn thực hiện các hành vi tố tụng. Vì những ý nghĩa đó, pháp luật tố tụng hình sự của nước ta, luôn khuyến khích tự thú. Cũng chính vì vậy mà luật cũng quy định những thủ tục tố tụng và các điều kiện pháp lý khác có lợi cho người tự thú.


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].