Độc lập là điều kiện cần thiết để thẩm phán và hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật. Tuân theo pháp luật là cơ sở không thể thiếu để thẩm phán và hội thẩm độc lập khi xét xử.
Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm không chỉ độc lập với các cơ quan nhà nước nói trên mà còn độc lập với yêu cầu của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, độc lập với người bào chữa, độc lập giữa các thành viên của hội đồng xét xử với nhau...
Nội dung nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong Tố tụng hình sự
Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chi tuân theo pháp luật. Toà án là cơ quan xét xử thực hiện quyền tư pháp, quyết định bị cáo có tội hay không có tội. Vì thế, quyết định cùa toà án phải khách quan, chính xác và độc lập xét xử phải là một nguyên tắc hoạt động của toà án.
Khi xét xử các vụ án hình sự, hội đồng xét xử căn cứ vào các tình tiết của vụ án, căn cứ vào các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên toà công khai và căn cứ vào pháp luật để xác định tội phạm cũng như hình phạt đối với người phạm tội.
Các thành viên của hội đồng xét xử (thẩm phán và hội thẩm) không để cho bất cứ ai vì bất cứ lí do gì chi phối mà xử lí không đúng pháp luật.
Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm không được dựa vào quyết định, kết luận của cơ quan điều ưa, viện kiểm sát, mà phải tự mình nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, kết hợp với những chứng cứ mới thu được tại phiên toà xét xử để cổ kết luận riêng của mình đối với từng vấn đề.
Trong nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong Tố tụng hình sự, mối quan hệ giữa toà án với các cơ quan khác của Nhà nước được xác định như sau:
Các cơ quan quản lí không được can thiệp vào việc xét xử của toà án, vì công tác xét xử đã được Nhà nước giao cho toà án. Toà án không lệ thuộc vào ý kiến của cơ quan điều tra, viện kiểm sát.
Nếu qua phiên toà, toà án thấy cần thiết xử lí khác với các ý kiến của các cơ quan ưên thì phải căn cứ vào pháp luật mà xử lí chính xác.
Toà án cấp trên hướng dẫn toà án cấp dưới về áp dụng thống nhat pháp luạt, đương lối xét xử nhưng không quyết định trước về chủ trương xét xử cụ thể một vụ án buộc toà án cấp dưới phải theo.
Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm không chỉ độc lập với các cơ quan nhà nước nói trên mà còn độc lập với yêu cầu của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, độc lập với người bào chữa, độc lập giữa các thành viên của hội đồng xét xử với nhau...
Cá nhân thẩm phán và hội thẩm độc lập trong suy nghĩ, xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập, không cố nghĩa là tách rời đường lối chính sách của Đảng.
Đảng không chỉ đạo xét xử từng vụ án cụ thể nhưng Đảng chỉ ra đường lối xét xử trong từng giai đoạn cách mạng và đối với từng loại án. Độc lập xét xử cũng không có nghĩa là không có sự kiểm sát và giám sát.
Toà án cấp trên có quyền thẩm tra những bản án và quyết định của toà án cấp dưới và hủy bỏ chúng trong trường hợp trái pháp luật hoặc không có cơ sở đúng đắn.
Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập không có nghĩa là xét xử tuỳ tiện mà phải tuân theo pháp luật. Hoạt động của thẩm phán, hội thẩm và luật pháp có mối liên hệ luôn luôn thống nhất với nhau và không thể tách rời nhau.
Kết luận nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong Tố tụng hình sự
Như vậy, “độc lập” và “chỉ tuân theo pháp luật” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Độc lập là điều kiện cần thiết để thẩm phán và hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật. Tuân theo pháp luật là cơ sở không thể thiếu để thẩm phán và hội thẩm độc lập khi xét xử. Mối quan hệ này là ràng buộc.
Nguyên tắc này không chi xác định độc lập xét xử là một nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hoạt động xét xử của thẩm phán, hội thẩm mà còn quy định rất rõ nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tuyệt đối tôn trọng hoạt động xét xử của thẩm phán, hội thẩm, không được can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm dưới bất kì hình thức nào.
Đồng thời nguyên tắc này cũng xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm dưới bất kì hình thức nào thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí ki luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Đây là nội dung mới được đưa vào nguyên tắc, thể hiện rõ quan điểm của nhà nước ta trong việc nâng cao tính độc lập của toà án.
Nguyên tắc này đảm bảo cho toà án thực hiện tốt các chức năng xét xử của mình theo quy định cùa pháp luật, đồng thời đề cao trách nhiệm của thẩm phán và hội thẩm.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận