Nguyên tắc tiến hành tố tụng vụ án với người dưới 18 tuổi

Đặc điểm của lứa tuổi chưa thành niên chi phối, quy luật hình thành ý thức phạm tội và hành vi phạm tội của người chưa thành niên không thể giống hoàn toàn với người đã thành niên.

Độ tuổi dưới 18 tuổi là một độ tuổi hết sức nhạy cảm, trên cương vị đã tham gia vào công ước về quyền trẻ em, Việt Nam ta đang thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo về quyền trẻ em, nhất là trong trường hợp người dưới 18 tuổi - người chưa đủ tuổi vị thành niên. Lứa tuổi này phạm tội không thể áp dụng máy móc như suy luận với người đã thành niên mà cần phải có những nguyên tắc riêng.
 Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Nguyên tắc tiến hành tố tụng vụ án với người dưới 18 được quy định tại điều 414, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

"1. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cùa người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.
3. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Đoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.
4. Tôn trọng quyền được tham giạ, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.
5. Bảo đảm quỵền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.
6. Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đổi với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi".

Theo đó, những nguyên tắc ngày được đề ra để phù hợp với tâm sinh lý, những tâm tư tình cảm khác biệt đang trong giai đoạn phát triển chỉ có ở lứa tuổi chưa thành niên, được phân tích sau đây:

Thứ nhất, do đặc điểm của lứa tuổi chưa thành niên chi phối, quy luật hình thành ý thức phạm tộihành vi phạm tội của người chưa thành niên không thể giống hoàn toàn với người đã thành niên. Vì vậy, trong quá trình tố tụng không thể máy móc áp dụng những suy luận như đối với người đã thành niên phạm tội.

Mặt khác, để giúp đỡ những người chưa thành niên phạm tội, cần phải có những hiểu biết, kiến thức nhất định. Điều 414 Bộ luật này quy định nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội là người chưa thành niên với mục đích giáo dục là chính, giúp đỡ người chưa thành niên sửa chữa sai lầm là chủ yếu, giúp họ trở thành công dân có ích cho xã hội.

Thứ hai, theo đó, thủ tục xử lý đối với người chưa thành niên phải thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuôi. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân cố ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuôi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiêt và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Thứ ba, khi tiến hành các thủ tục xử lý đổi với người chưa thành niên phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của họ. Mọi hoạt động tố tụng liên quan đến người chưa thành niên phải được tiến hành trong môi trường thuận tiện cho việc bảo đảm bí mật đời tư và danh dự, nhân phẩm của người chưa thành niên.

Đối với những bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì phải đảm bào quyền tham gia tổ tụng của người đại diện của người dưới 18 tuôi, nhà trường, Đoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuôi học tập, lao động và sinh hoạt. Họ phải được bảo đảm có quyền được bào chữa, được trợ giúp pháp lý. Hạn chế đến mức thấp nhất số lần tiếp xúc giữa người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên với bị can, bị cáo.

Áp dụng các biện pháp phù hợp, cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo đảm người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên cũng như người thân thích của họ được an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác khi các quyền ấy bị đe dọa hoặc bị xâm hại.

Cuối cùng, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội phải bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Ưu tiên giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời các vụ án liên quan đến người chưa thành niên.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].