Như thế nào được coi là phòng vệ chính đáng?

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Hỏi: Tôi ngồi ở quán nước cùng với bạn bè, anh A là người có men rượu tới quán chơi do có rượu trong người anh ta đi không vững và có vướng vào chân tôi nên anh A ngã, anh A vùng dậy và bóp cổ tôi gây ngẹt thở, tôi với một chai nước khoáng gần đó đập vào đầu anh A, làm cho đầu anh A bị chảy máu, rồi tôi bỏ về nhà, anh A chạy theo tới nhà hăm dọa sẽ giết tôi, tôi sợ nên không ra, sau đó anh A đi bệnh viện. Kết quả giám định vết thương là 31 %. Đề nghị Luật sư cho tôi hỏi Việc tôi chống trả có được coi là phòng vệ chính đáng hay không và tôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? (Vũ Khánh - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Bích Phượng - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Căn cứ Điều 15 Bộ luật hình sự 1999 quy định phòng vệ chính đáng như sau:
"1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. 2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại."

Việc Anh (chị) với chai nước khoáng đập vào đầu anh A khi anh A đang trong tình trạng say rượu và bóp cổ Anh (chị) gây ngẹt thở có thể thấy hành vi chống trả của anh (chị) là hợp lý. Tuy nhiên việc anh chị gây thương tích cho anh A với mức thương tật là 31 % là hành vi chống trả quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm.Như vậy, hành vi của anh (chị) đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, anh (chị) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 106 Bộ luật hình sự 1999 như sau:

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm".

Ngoài ra, anh (chị) sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại theo quy định tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
"1. Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.2. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại."

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.