Để một phiên tòa được diễn ra một cách hoàn thiện và công minh nhất thì Tòa án cần giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình tố tụng như yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên khi có người vắng mặt,...
Để đảm bảo tính khách quan thì Bộ luật Tố tụng hình sự quy định những điều luật về giải quyết những đề nghị của Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa về những vấn đề liên quan đến phiên tố tụng.
Theo điều 302 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ 01/01/2018) quy định:
“Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Toa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật hay không, lý do của việc đề nghị thay đổi. Nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.”
Thứ nhất, Kiểm sát viên; người tham gia tố tụng là bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ, người bào chữa, người bảo hộ quyền lợi cùa đương sự có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch không có quyền này, tuy họ cũng là người tham gia tố tụng nhưng không có quyền hoặc lợi ích trực tiếp liên quan đến vụ án.
Quy định này nhằm đảm bảo sự vô tư cùa nhưng người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch là một trong những điều kiện cần thiết đảm bào cho việc giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo nói riêng và những người tham gia tố tụng nói chung.
Thứ hai, khi có người yêu cầu thay đổi, Tòa án yêu cầu họ nói rõ lý do. Tùy từng trường hợp mà Chủ tọa phiên tòa đề nghị người bị yêu cầu trình bày ý kiến của mình về lý do thay đổi mà người yêu cầu đưa ra trước phiên tòa hay trong phòng nghị án. Nếu người được yêu cầu là Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch trình bày tại phòng nghị án thì sau khi trình bày xong Chủ tọa yêu cầu họ rời phòng nghị án. Trong mọi trường hợp Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định chấp nhận hoặc bác yêu cầu tại phòng xử án bằng cách biểu quyết theo đa số.
Quyết định của Hội đồng xét xử được Chủ tọa phiên tòa công bố công khai tại phiên tòa.
Theo điều 305. Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt quy định:
“Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiện tòa xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc tuy có mặt tại phiên tòa nhưng vì lý do sức khỏe không thể tham gia tố tụng thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không; nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.”
Như vậy, việc giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt phải được tiến hành trước khi chuyển sang phần xét hỏi. Trong đó:
Thứ nhất những người được hỏi về những vấn đề nói trên là: Kiểm sát viên và bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự xem ai có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét hay không.
Thứ hai, những người được hỏi có quyền yêu cầu đảm bảo sự có mặt của những người đã được Tòa triệu tập nhưng vắng mặt; yêu cầu đưa thêm vật chứng ra xem xét. Người tham gia tố tụng có thể yêu cầu Tòa án xét hỏi người làm chứng được họ mời đến phiên tòa; xem xét thêm vật chứng; tài liệu họ trình ra trước phiên tòa.
Hội đồng xét xử có thể đề nghị những người yêu cầu trình bày thêm lý do đưa ra yêu cầu. Những yêu cầu trên của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng được Hội đồng xét xử xem xét, quyết định ngay trong phòng xử án và công bố công khai tại phiên tòa. Trường hợp có người tham gia tố tụng được Tòa triệu tập nhưng vắng mặt thì chủ tọa phiên tòa cũng phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không. Nếu có người yêu câu thì hội đồng xét xử xem xét và quyết định trong phòng nghị án và công bố công khai tại phiên tòa.
Thứ ba, nếu không có ai có yêu cầu gì thêm hoặc có người yêu cầu nhưng yêu cầu đó không được Hội đồng xét xử chấp nhận thì chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc thủ tục bắt đâu phiên tòa và chuyển sang thủ tục xét hỏi tại phiên tòa.
Khuyến nghị:
1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận