Nữ hộ sinh đánh tráo con của người khác, xử phạt như thế nào?

Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi này với người dưới 01 tuổi khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm..

Hỏi: Sau khi sinh con một tháng, vợ chồng tôi phát hiện đứa trẻ này có những đặc điểm không giống vợ chồng tôi. Do đó, chúng tôi quyết định xét nghiệm ADN và phát hiện đứa trẻ này không phải con đẻ của vợ chồng tôi. Sau khi điều tra, chúng tôi tôi đã phát hiện nữ hộ sinh trong bệnh viện đã đánh tráo con tôi cho một gia đình khác. Vì lý do gia đình kia đã sinh con thứ tư mà vẫn chưa có bé trai. Tôi rất bức xúc về hành động này của nữ hộ sinh. Đề nghị Luật sư tư vấn, nữ hộ sinh này phạm tội gì? (Ngô Thanh Tuấn- Hải Phòng)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ tư vấn pháp luật đất đai của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan đến vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của pháp luật như sau:

Đánh tráo trẻ sơ sinh là việc dùng đứa trẻ sơ sinh này đánh tráo với một đứa trẻ sơ sinh khác một cách lén lút. Việc đánh tráo với mục đích có thể là đánh tráo con của người này lấy con của người kia, hoặc đánh tráo đứa trẻ dị tật lấy đứa trẻ lành lặn, đánh tráo bé trai lấy bé gái hoặc ngược lại. Điều 152 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội đánh tráo người dưới 1 tuổi như sau:

“1. Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi này với người dưới 01 tuổi khác, thì bị phạt từ 02 năm đến 05 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;c) Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;d) Phạm tội 02 lần trở lên.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:a) Có tính chất chuyên nghiệp;b) Tái phạm nguy hiểm.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, hành vi của nữ hộ sinh trong trường hợp của anh (chị) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Do đó, nữ hộ sinh này ngoài hình phạt từ thì còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.