Phạm nhân được quản lý giam giữ như thế nào?

Luật thi hành án hình sự năm 2010, ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01/07/2011 và các văn bản liên quan quy định cụ thể về việc quản lý giam giữ phạm nhân.

Có lẽ nhiều người thắc mắc, băn khoăn rằng về khi đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù phải có những loại giấy tờ gì, sau đó phạm nhân được quản lý giam giữ như thế nào phải không? Cùng tìm hiểu cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Khi đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù phải có những loại giấy tờ gì?

Theo quy định tại Điều 25 Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì khi đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù phải có đủ 8 loại giấy tờ sau:

1. Bản án đã có hiệu lực pháp luật. Trường hợp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì phải có bản án sơ thẩm kèm theo.
2. Quyết định thi hành án phạt tù.
3. Quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự đưa người chấp hành án phạt tù đến trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
4. Danh bản của người chấp hành án phạt tù.
5. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh quốc tịch đối với người chấp hành án phạt tù là người nước ngoài.
6. Phiếu khám sức khoẻ và các tài liệu khác có liên quan đến sức khoẻ của người chấp hành án phạt tù.
7. Bản nhận xét việc chấp hành nội quy, quy chế tạm giam đối với người chấp hành án đang bị tạm giam.
8. Các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án phạt tù.

Đồng thời, các cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trên, tổ chức đưa người bị kết án phạt tù và hồ sơ kèm theo đến bàn giao cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đã được chỉ định để thi hành án.

Phạm nhân được quản lý giam giữ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 27 Luật thi hành án hình sự năm 2010 và các văn bản có liên quan hiện hành (cụ thể việc tổ chức quản lý phạm nhân được hướng dẫn bởi Chương 2 Nghị định 117/2011/NĐ-CP), việc quản lý giam giữ phạm nhân được tổ chức như sau:

Thứ nhất, đối với trại giam tổ chức thành hai khu giam giữ: khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc loại tái phạm nguy hiểm; khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm nhưng có kết quả chấp hành án tốt, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù còn dưới 15 năm.

Trong các khu giam giữ nêu trên, phạm nhân là nữ; phạm nhân là người chưa thành niên; phạm nhân là người nước ngoài; phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm; phạm nhân là người có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án; phạm nhân là người thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam được bố trí giam giữ riêng.

Thứ hai, đối với trại tạm giam, phạm nhân nữ và phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam được bố trí giam giữ riêng.

Thứ ba, phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt. Căn cứ vào tính chất của tội phạm, mức hình phạt, đặc điểm nhân thân của phạm nhân, kết quả chấp hành án, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam quyết định việc phân loại, chuyển khu giam giữ.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].