Phạm vi và điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn

Bộ luật tố tụng hình sự quy định về phạm vi và điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn tại điều 318 (phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn) và điều 319 (điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn)

1. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn

Về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Tố tụng Hình sự như sau: “Thủ tục rút gọn đối với việc điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm được áp dụng theo quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của chương này”. Như vậy, thủ tục rút gọn chỉ áp dụng giới hạn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và chỉ áp dụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm còn không áp dụng trong giai đoạn xét xử phúc thẩm! Việc quy định như vậy là không đầy đủ và không phù hợp với tính chất và mục đích của thủ tục rút gọn. Nếu sau khi xét xử sơ thẩm, có kháng cáo hoặc kháng nghị theo trình tự phúc thẩm thì vẫn phải áp dụng theo thủ tục chung mà theo quy định tại Điều 242 về thời hạn xét xử phúc thẩm thì “Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày… .” . Như vậy, về thời hạn theo thủ tục rút gọn thì cả giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử là 30 ngày, trong khi giai đoạn phúc thẩm là 60 ngày, đây là điều không hợp lý, làm mất đi ý nghĩa của thủ tục rút gọn. Theo chúng tôi sẽ hợp lý và phù hợp hơn khi chúng ta cần có thêm quy định về thủ tục rút gọn đối với cả xét xử phúc thẩm trong chương XXXIV Bộ luật tố tụng hình sự
.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

2. Về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn

Theo quy định tại Điều 319 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 thì thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây: “1. Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; 2. Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; 3. Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; 4. Người phạm tội có căn cước lai lịch rõ ràng”.

Như vậy, thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi thỏa mãn bốn điều kiện nêu trên mà ở đó:

Thứ nhất: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang, theo quy định tại Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì phạm tội quả tang là trường hợp người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Đây chính là một trong những điều kiện cần thiết để có thể giải quyết vụ án nhanh chóng, thuận lợi và chính xác vì người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang thường nhận tội ngay, chứng cứ tương đối rõ ràng và đầy đủ.

Thứ hai: Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng: là vụ án không có các tình tiết phải mất thì giờ điều tra, xác minh, bị cáo đã nhận tội và trong vụ án chỉ có một hoặc hai bị cáo… (Thông tư số 10/TATC năm 1974). Có thể hiểu phạm tội đơn giản là những vấn đề cần chứng minh trong vụ án không phức tạp dễ xác định, vụ án ít bị cáo, các chứng cứ đã được thu thập tương đối đầy đủ từ đầu.

Thứ ba: Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng: Đó là loại tội phạm tính nguy hiểm cho xã hội không lớn mà theo quy định tại Điều 8 BLHS thì “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù…”

Thứ tư: Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng: Căn cước, lai lịch rõ ràng giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thể làm rõ được các yếu tố về nhân thân, gia đình, mối quan hệ xã hội… của người phạm tội một cách nhanh nhất, tạo điều kiện rút ngắn thời gian trong hoạt động tố tụng.

Nguồn: Toaan.gov.vn


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].