Phân biệt tội giả mạo trong công tác với tội làm sai lệch hồ sơ vụ án

Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tư pháp. Trong khi đó tội giả mạo trong công tác Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan, gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Điều 284 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về Tội giả mạo trong công tác như sau: “1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; b) Làm, cấp giấy tờ giả; c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn…3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.

Điều 300 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án như sau: “1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm….3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Về khách thể

-Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tư pháp.

-Tội giả mạo trong công tác: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan, gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

2. Về mặt khách quan

- Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án: Hành động thêm, bớt, sửa, hủy, đánh tráo hoặc cố ý làm hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án làm cho hồ sơ của vụ án không còn phù hợp với thực tế khách quan. VD: bớt những lời khai buộc tội của người làm chứng, người bị hại; sửa kết luận giám định thương tích xuống tỷ lệ thấp hơn…vv

- Tội giả mạo trong công tác:

+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu đó không đúng với nội dung thực của nó.

+ Làm hoặc cấp giấy tờ giả.

+ Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

3. Về mặt chủ quan

-Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án:

+Được thực hiện do lỗi cố ý.

+Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội.

-Tội giả mạo trong công tác:

+Được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

+Được thực hiện do động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Các động cơ này là dấu hiệu bắt buộc của CTTP về mặt chủ quan.

4. Về chủ thể

- Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án: Những người do thực hiện nhiệm vụ tư pháp hoặc tham gia vào quá trình tố tụng mà có quan hệ trực tiếp đến hồ sơ vụ án như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, cán bộ nghiệp vụ của Tòa án, Thư ký Tòa án….vv

- Tội giả mạo trong công tác: Là người có chức vụ, quyền hạn.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].