Tội phản bội tổ quốc và tội gián điệp là những tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao. Bởi nó trực tiếp xâm hại đến khách thể quan trọng nhất trong xã hội chính là sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền của Tổ quốc.
Điều 78 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về Tội phản bội Tổ quốc như sau: "1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm".
Điều 80 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về Tội gián điệp như sau: “1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình…2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 3. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự”.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
1. Giống nhau
- Tội phản bội tổ quốc và tội gián điệp là những tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao. Bởi nó trực tiếp xâm hại đến khách thể quan trọng nhất trong xã hội chính là sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền của Tổ quốc. Khách thể của cả hai tội này là xâm phạm đến quan hệ an ninh quốc gia.
2. Phân biệt
- Về chủ thể của tội phạm: Đối với tội phản bội Tổ quốc thì chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt bắt buộc phải là công dân Việt Nam. Bởi lẽ, phải là công dân VN thì mới phát sinh nghĩa vụ chung thành đối với Tổ quốc VN. Còn đối với tội gián điệp, chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ ai, có thể là công dân VN, người mang quốc tịch nước ngoài, hoặc người không quốc tịch.
- Về mặt khách quan của tội phạm: Đối với tội phản bội tổ quốc thì mặt khách quan được thể hiện ở hành vi công dân Việt Nam cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị, cơ sở quốc phòng, sự tồn tại và vững mạnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN. Còn ở tội gián điệp, thì mặt khách quan của tội phạm được thể hiện thông qua từng loại chủ thể.
- Về mục đích phạm tội: Đối với tội phản bội tổ quốc thì mục đích phạm tội là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, còn đối với tội gián điệp thì mục đích là nhằm gây suy yếu chính quyền nhân dân.
Thứ tư, tội phạm hoàn thành: ở tội phản bội tổ quốc thì tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi cấu kết với nước ngoài. Còn ở tội gián điệp thì tội phạm hoàn thành khi người phạm tội nhận làm gián điệp hoặc khi xâm nhập vào lãnh thổ VN nhằm hoạt động gián điệp.
Ngoài ra, điểm khác biệt nữa giữa tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc là việc người nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được miễn trách nhiệm hình sự.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận