“Phòng vệ chính đáng: Là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên."
Phòng vệ chính đáng là tình tiết làm loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thông qua việc ngăn chặn những hành vi gây nguy hiểm, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền hoặc lợi ích chính đáng của chính người đã phòng vệ hoặc của người khác. Vì vậy, đây là hành vi mang tính tích cực và Nhà nước khuyến khích công dân thực hiện nhưng phải trong khuôn khổ pháp lý nhất định.
Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định rõ:
“Phòng vệ chính đáng: Là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên."
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Theo quy định trên, một hành vi được xem là phòng vệ chính đáng trước hết bản thân người thực hiện hành vi này phải có quyền phòng vệ và đồng thời phải phòng vệ trong phạm vi và giới hạn nhất định. Vì lẽ đó, hành vi phòng vệ chính đáng phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Thứ nhất: đáp ứng đầy đủ các điều kiện làm cơ sở phát sinh quyền phòng vệ, bao gồm:
+ Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật;
+ Sự tấn công xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác (là những quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ).
+ Sự tấn công phải đang hiện hữu, nghĩa là hành vi tấn công phải đang xảy ra hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc.
– Thứ hai: mục đích phòng vệ là nhằm gạt bỏ sự tấn công, nghĩa là hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính người đang có hành vi tấn công.
– Thứ ba: về phạm vi phòng vệ, sự phòng vệ phải trong giới hạn cần thiết để ngăn chặn sự tấn công. Sự cần thiết của hành vi phòng vệ được đánh giá dựa trên các yếu tố: tính chất của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm hại; mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra; sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công; tính chất, mức độ của phương pháp, phương tiện hay công cụ mà kẻ tấn công đã sử dụng; thời gian, địa điểm xảy ra hành vi tấn công và phòng vệ; sức mạnh và khả năng phòng vệ.
Ví dụ: Khoảng 9 giờ tối, anh A trên di chuyển bằng xe máy đến cơ quan làm việc thì bị một nhóm ba thanh niên chặn xe, đe dọa, vòi vĩnh xin tiền anh A. Anh không cho nhóm thanh niên cầm doa đe dọa. Anh kêu cứu và chạy được 200 m thì bắt được. Do anh A là võ sư nên chống trả và gây thương tích cho ba thanh niên.
Vì tính chất loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phòng vệ chính đáng không bị xem là tội phạm. Do đó, người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng không phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi này gây ra. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong trường hợp hành vi tuy là phòng vệ nhưng sự chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì không được xác định là phòng vệ chính đáng mà khi đó là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.
Quy định về phòng vệ chính đáng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây vừa là cơ sở để phân định giữa tội phạm với hành vi không phải tội phạm, vừa đảm bảo người dân tích cực tham gia vào việc tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, của người khác, của xã hội, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm.
Luật gia Đỗ Văn Thiêm - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ly Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected]
Bình luận