Quy định về biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong bộ luật tố tụng hình sự 2015

Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải ghi rõ thông tin cần thiết về đối tượng bị áp dụng, tên biện pháp được áp dụng, thời hạn, địa điểm áp dụng, cơ quan tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và các nội dung quy định trong Bộ luật này.

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 vừa bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 đã chính thức được áp dụng. Trong đó có rất nhiều điểm được sửa đổi cũng như bổ sung nhiều nội dung quan trọng. Đặc biệt có một chế định vô cùng mới, lần đầu tiên được quy định đó là các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Trên thực tế, những biện pháp điều tra đặc biệt vẫn được áp dụng trong quá trình điều tra, tuy nhiên những chứng cứ thu được từ những biện pháp này sẽ không được hợp pháp hóa. Chế định về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định đã hợp pháp hóa quá trình này, đồng thời cũng quy định chi tiết, rõ ràng về phạm vi áp dụng những nghiệp vụ trinh sát chuyên nghiệp của ngành công an.

a
Luật sưtư vấn pháp luậthình sự - Tổng đài tư vấn (24/7):1900 6198

Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt cũng cần được giữ trong một khoảng chừng mực khác nhau để tránh việc lạm quyền, sử dụng một cách bừa bãi các biện pháp điều tra, xâm phạm tới quyền cơ bản của con người, quyền công dân. Nghiêm trọng hơn là vi hiến, vì vậy các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đã được Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định một cách cụ thể, chi tiết:

Thứ nhất, về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Căn cứ quy định tại Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:1. Ghi âm, ghi hình bí mật;2. Nghe điện thoại bí mật;3. Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Theo đó, có 03 biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là: ghi âm, ghi hình bí mật; Nghe điện thoại bí mật; Thu thập bí mật dữ liệu điện tử. Những biện pháp này đều được tiến hành điều tra một cách bí mật, vừa để đảm bảo bí mật trong quá trình điều tra, vừa giúp quá trình thu thập chứng cứ diễn ra một cách khách quan, đối phó với những tội phạm có tính chất nghiêm trọng, thủ đoạn tinh vi. Các biện pháp này chính là các biện pháp trinh sát kỹ thuật trước đây đã được sử dụng trong ngành công an, nay được đưa vào trong Luật.

Thứ hai, những trường hợp được áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Điều 224 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợpáp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:Có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp:1. Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền;2. Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Những biện pháp điều tra đặc biệt này thực tế là sẽ xâm phạm đến quyền đời tư của người khác, vì thế phạm vi áp dụng của nó phải được thu hẹp để tránh những hệ lụy xấu có thể xảy ra. Các loại tội phạm có thể áp dụng những biện pháp điều tra này là: Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, rửa tiền, tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thứ ba, thẩm quyền, trách nhiệm, quyết định và thi hành quyết định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Điều 225 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực thụ lý, điều tra thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự khu vực đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu xem xét, quyết định áp dụng.

2. Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt ghi rõ thông tin cần thiết về đối tượng bị áp dụng, tên biện pháp được áp dụng, thời hạn, địa điểm áp dụng, cơ quan tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

3. Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biện pháp này, kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ nếu xét thấy không còn cần thiết.

Cơ quan chuyên trách trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

4. Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền và người thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải giữ bí mật.

Điều 225 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định rõ chỉ Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên mới được quyền quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biện pháp này, kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ nếu xét thấy không còn cần thiết. Trường hợp vụ án đang được thụ lý, điều tra ở cấp huyện, cấp khu vực thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, cấp khu vực đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu xem xét, quyết định áp dụng.

Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải ghi rõ thông tin cần thiết về đối tượng bị áp dụng, tên biện pháp được áp dụng, thời hạn, địa điểm áp dụng, cơ quan tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và các nội dung quy định trong Bộ luật này.

Có thể thấy, về thẩm quyền xem xát áp dụng biện pháp này được quy định một cách rất chặt chẽ, ngoài sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu còn phải có sự phê chuẩn của của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp. Điều này để tranh những vi phạm có thể xảy ra trong thủ tục tố tụng, đồng thời kiểm soát một cách chặt chẽ cách thức co cơ quan điều tra thực hiện những biện pháp điều tra đặc biệt này.

Thứ tư, về thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Căn cứ quy định tại Điêu 226 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như sau:Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này.Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn.

Thứ năm, về sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được sử dụng như sau:Thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời.Nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác.Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án.Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn.

Có thể thấy, những chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra đặc biệt được quản lý rất chặt chẽ, những chứng cứ nếu có liên quan đến vụ án chỉ được sử dụng trong quá trình tố tụng, những chứng cứ không liên quan thì sẽ buộc phải tiêu hủy để tránh việc thông tin bị rò rỉ, phát tán ra bên ngoài, ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân bị điều tra. Trước kia, cơ quan điều tra nếu thu thập được những chứng cứ bằng các biện pháp điều tra đặc biệt thì sẽ không được sử dụng làm chứng cứ để giải quyết vụ án mà phải thông qua quá trình điều tra thông thường để thu thập những chứng cứ đó mới được sử dụng. Hiện nay cơ quan điều tra hoàn toàn có thể sử dụng những chứng cứ này mà không phải sử dụng biện pháp nào khác vì chứng cứ thu thập được đã được hợp pháp hóa.

d
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198

Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:

(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.

(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198, E-mail:[email protected].