Quy định về các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp

Các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp được quy định cụ thể tại điều 113, và các hành vi nào bị nghiêm cấm trong thi hành biện pháp tư pháp được quy định tại điều 112, Luật thi hành án hình sự năm 2010.

Luật thi hành án hình sự năm 2010 đã quy định rõ ràng về các cơ quan tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp đó là 3 cơ quan: Bệnh viện tâm thần, trường giáo dưỡngủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp?

Điều 113, Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp như sau:

“1. Bệnh viện tâm thần có nhiệm vụ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn”.

Như vậy, theo quy định trên thì có ba cơ quan tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp.

Thứ nhất là bệnh viện tâm thần.


Bệnh viện tâm thần có nhiệm vụ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Theo quy định tại Nghị định số 64/2011/NĐ-CP ngày 28-7-2011 của Chính phủ quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì:

Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương và Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 (Thường Tín, Hà Nội) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điểu trị những người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực phía Bắc.

Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Phân Viện giám định Pháp y tâm thần phía Nam và Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Biên Hoà, Đồng Nai) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị những người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực phía Nam.

Thứ hai, trường giáo dưỡng

Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Thứ ba, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấncó nhiệm vụ thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong thi hành biện pháp tư pháp?

Có 7 hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành biện pháp tư pháp, cụ thể như sau (Điều 112 Luật thi hành án hình sự năm 2010):

1. Tổ chức trốn hoặc trốn khỏi trường giáo dưỡng; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị dẫn giải thi hành biện pháp tư pháp; đánh tháo người bị dẫn giải thi hành biện pháp tư pháp.

2. Không chấp hành quyết định áp dụng biện pháp tư pháp; cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nội quy, quy chế về thi hành biện pháp tư pháp hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành biện pháp tư pháp.

3. Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về thi hành biện pháp tư pháp; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành biện pháp tư pháp.

4. Đưa, nhận, môi giới hối lộ, sách nhiễu trong thi hành biện pháp tư pháp; xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành biện pháp tư pháp.

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị hoặc không đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp, hoãn, đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp trái quy định của pháp luật.

6. Cấp hoặc từ chối cấp quyết định, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc giấy tờ khác về thi hành biện pháp tư pháp trái quy định của pháp luật.

7. Làm sai lệch hồ sơ, sổ sách về thi hành biện pháp tư pháp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].