Luật thi hành án hình sự năm 2010, ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01/07/2011 quy định về nghĩa vụ của người được hưởng án treo ở điều 64, điều 65.
Sau khi bị áp dụng mức xử phạt tù không quá 03 năm thì cơ quan thi hành án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để quyết định cho người phạm tội được hưởng án treo và chịu thời gian thử thách nhất định theo quy định của pháp luật. Người được hưởng án treo phải thực hiện, tuân thủ tốt các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Người được hưởng án treo có những nghĩa vụ gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành (Điều 64 Luật thi hành án hình sự năm 2010), thì người được hưởng án treo có những nghĩa vụ sau:
Thứ nhất, người được hưởng án treo phải chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, người được hưởng án treo có mặt theo yêu cầu của ủy ban nhân dân cấp xã được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục.
Thứ ba, trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng.
Thứ tư, ba tháng một lần trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ ba tháng đến 6 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi ngưòi đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình với ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.
Việc lao động, học tập của người được hưởng án treo được pháp luật quy định như thế nào?
Điểu 65 Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định về việc lao động, học tập của người được hưởng án treo như sau:
Đối với người được hưồng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.
Đối với người được hưởng án treo không phải là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động thì ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện để người đó tìm việc làm.
Đối với người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lời theo quy chế của cơ sở tiếp nhận đó.
Người được hưởng án treo thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận