Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Quy định của pháp luật về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam
Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định vềquyềnbào chữa trong tố tụng hình sự:
‘‘Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này".
Bình luận về quy định bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự trong Tố tụng hình sự
Thứ nhất, quyền bào chữa là quyền con người được quy định trong Công ước Quốc tế về quyền dân sự và Chính trị 1966 và là quyền được quy định trong Hiến Pháp Việt Nam. Quyền này xuất phát từ nguyên lý có buộc tội thì phải có gỡ tội. Quyền bào chữa là tổng hợp các hoạt động mà bên buộc tội (người giữ, bị can, bị cáo) cố thể sử dụng đê khẳng định mình không phạm tội, để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay giảm trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự như thu thập, đưa ra chứng cứ, yêu cầu, tranh luận tại phiên tòa. Quyền bào chữa được thực hiện ngay từ khi cố sự buộc tội và chấm dứt khi sự buộc tội chấm dứt (bắt đầu khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp và kết thúc khi có bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật).
Người bị buộc tội có thể sử dụng hai hình thức thực hiện quyền bào chữa: Tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Người bào chữa có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội.
Thứ hai, quyền bào chữa luôn đi kèm với cơ chế thực hiện quyền này. Bộ luật Tố tụng hình sự ngoài việc khẳng định bào chữa là quyền quan trọng của người bị buộc tội đã cố rất nhiều quy định nhằm đảm bảo cho, người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa. Đồng thời, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa cũng đỏi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm để người bị buộc tội thực hiện quyền này của họ. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, gây khó khăn, xâm phạm đến quyền bào chữa.
Thứ ba, việc tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong đó có quyền của người bào chữa từ phía Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án là một đảm bảo quan trọng cho việc thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Ðặc biệt việc thực hiện và bảo đảm tốt quy định về tranh tụng tại phiên tòa, kết quả tranh tụng là cơ sở để ra phán quyết là một biện pháp bảo đảm quan trọng không thể thiếu, là yêu cầu tất yếu của quá trình cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người nói chung và quyền bảo chữa nói riêng trong tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, thực tiễn hành nghề cho thấy, người bị bắt rất mong muốn được mời Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Nhưng việc để liên lạc với Luật sư đã rất khó khăn, thậm chí khi người nhà, người thân thích của người bị bắt đến gặp Luật sư đề nghị Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị bắt, Luật sư thực hiện các thủ tục để gặp và làm việc thì bị cơ quan điều tra từ chối. Rõ ràng, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã mở rộng quyền của người bị bắt để đảm bảo quyền bào chữa cho chính họ, tuy nhiên, chưa có cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện này, vì vậy trên thực tế còn gặp rất những áp dụng tùy nghi, cảm tính.
Luật gia Nguyễn Viết Chung - Phòng Tư vấn trực tuyến của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.
Khuyến nghị:
1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận