Thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tính mạng của con người cho thấy, hình phạt được quyết định đúng hay sai chủ yếu phụ thuộc vào việc xác định các tình tiết định khung tăng nặng.
Bắt người, tạm giữ, tạm giam người là các biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế một số quyền của công dân, quyền con người của người bị bắt.
Quyền con người là những quyền cơ bản của con người được quy định trong Hiến pháp như quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, quyền bí mật thư tín, điện tín, điện thoại,...
Các tội xâm phạm tính mạng là những hành vi (hành động hoặc không hành động) có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng về bảo vệ về tính mạng của người khác.
Để đảm bảo quyền con người theo xu thế cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, cần hoàn thiện các quy định của BLTTHS về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam.
Trong nhóm tội này quy định thêm 04 tội danh mới, gồm: Tội vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124); Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147); Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152); Tội mua bán, chiếm đoạt mô, hoặc bộ phận cơ thể con người (Điều 154).
Bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt, bi tạm giữ, tạm giam là môt trong những yêu cầu của pháp luật tố tụng hình sự. Vì vậy, cần có những biện pháp hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự để bảo đảm quyền con người.
Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân
Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.