So sánh tội tham ô với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Hai tội phạm này đều xâm phạm quan hệ sở hữu, hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước.

Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đều được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là "Bộ luật Hình sự")

Còn đối với Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Bộ luật Hình sự quy định tại Điều 355 như sau:"1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm: (a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; (b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm".


Hai tội này có những điểm giống nhau khiến cho nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, giữa hai tội cũng có những điểm khác nhau có thể phân biệt được.

Tội tham ô tài sản quy định tai điều 353 Bộ luật Hình sự như sau:"1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: (a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; (b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm... - 6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này
".

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

1. So sánh khái niệm tội tham ô tài sản với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

- Tội tham ô là hành vi của người có chức vụ quyền hạn họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý trị giá từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu nhưng vì phạm nhiều lần gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
Ví dụ : A là thủ kho của công ty X, A đã lén lúc lấy 5 tấn phân đem bán được 10 triệu để làm tài sản riêng.
- Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã sử dụng chức vụ của mình như một phương tiện để có thể thực hiện được hành vi lừa dối hoặc có thể để thực hiện hành vi đó một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
Ví dụ : A là thủ trưởng trong cơ quan, A đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình ra lệnh cho B là thủ kho phải giao cho A 10 tấn phân nếu không đưa A sẽ đuổi việc B.

2. Sự giống nhau giữa hai tội tham ô tài sản với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

- Về khách thể: hai tội phạm này đều xâm phạm quan hệ sở hữu, hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước.
- Về chủ thể: người phạm tội đều là người có chức vụ quyền hạn.
- Về mặt chủ quan: người phạm tội đều có lỗi cố ý trực tiếp.
- Về mặt khách quan: hai tội phạm này đều là cấu thành vật chất. Cả hai tội phạm này người phạm tội đều có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

3. Sự khác nhau giữa hai tội tham ô tài sản với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

- Về đối tượng tác động: Tội tham ô thì tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lý, còn tội lợi dụng chức vụ quyền hạn thì tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản lý.
- Về mặt khách quan: Tội tham ô người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản do mình quản lý một cách lén lút và gian dối. Còn tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội đã lợi dụng chức vụ của mình chiếm đoạt do người khác quản lý bằng những thủ đoạn uy hiếp tinh thần, gian dối hoặc lợi dụng lòng tin…
- Về chủ thể: Tội tham ô thì chủ thể là người có chức vụ quyền hạn trực tiếp quản lý tài sản còn chủ thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt là bất kỳ ai có chức vụ nhưng không trực tiếp quản lý tài sản.
Như vậy dấu hiệu quan trọng để thực hiện hai tội này chính là dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm.


Bài viết thực hiện bởi luật gia Nguyễn Sỹ Việt- Phòng tranh tụng của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198, E-mail: [email protected].