Thẩm quyền xét xử theo điều ước quốc tế trong luật hình sự quốc tế

Trong luật hình sự quốc tế vấn đề thẩm quyền xét xử với các hành vi tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật này đã được xác định tương đối rõ ràng và cụ thể.

Xuất phát từ sự đánh giá mức độ và tính chất nguy hiểm của tội phạm quốc tế đối với toàn thể nhân loại, đồng thời để đảm bảo công lý quốc tế và sự nghiêm khắc đối với loại hình lội phạm này, nhằm tránh sự tái diễn trong tương lai.

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Lịch sử thẩm quyền xét xử theo điều ước quốc tế.

Cộng đồng quốc tế đã nhất trí thành lập các loại hình tòa án hình sự quốc tế khác nhau (thường trực hoặc adhoc) có nhiệm vụ xét xử và trừng phạt theo luật quốc tế các cá nhân thực hiện hành vi tội phạm quốc tế.

Lịch sử thế giới đã từng biết đến các lòa án quốc tế này, nhân loại đã đánh giá cao vai trò và hiệu quả của chúng trong cuộc chiến đấu tranh chống tội phạm trên phạm vi toàn cầu.

Thẩm quyền xét xử với các nhóm tội.

Dựa trên cơ sở các tiêu chí về mức độ, phạm vi gây hại của những loại hình tội phạm đối với cộng đng quốc tế nói chung và từng quốc gia nói riêng.

Thẩm quyền xét xử được xác định hoàn toàn không giống nhau đối với nhóm tội phạm quốc tế (tội ác quốc tế như tội ác chiến tranh, diệt chng, tội phạm chống hòa bình...) trong mối quan hệ so sánh với nhóm tội phạm có tính chất quốc tế, như tội cướp biển, tội buôn bán nô lệ, tội khủng bố quốc tế. Tội phạm quốc tế thường được xét xử tại tòa án quốc tế do cộng đồng nhất trí thành lập.

Các tòa án quốc tế nổi tiếng

Ntòa án quân sự quốc tế Nurumbe, Tôkyô hay tòa án hình sự quốc tế về Ruanđa và Nam Tư cũ.

Và gần đây nhất là tòa án hình sự quốc tế được thành lập theo quy chế Roma năm 1998.

Nguyên nhân của sự thành lập các loại hình tòa án hình sự quốc tế.

Xuất phát từ sự đánh giá mức độ và tính chất nguy hiểm của tội phạm quốc tế đối với toàn thể nhân loại, đồng thời để đảm bảo công lý quốc tế và sự ràn đe nghiêm khắc đối với loại hình lội phạm này, nhằm tránh sự tái diễn trong tương lai.

Cộng đồng quốc tế đã nhất trí thành lập các loại hình tòa án hình sự quốc tế khác nhau (thường trực hoặc adhoc) có nhiệm vụ xét xử và trừng phạt theo luật quốc tế các cá nhân thực hiện hành vi tội phạm quốc tế.

Lịch sử thế giới đã từng biết đến các lòa án quốc tế này, nhân loại đã đánh giá cao vai trò và hiệu quả của chúng trong cuộc chiến đấu tranh chống tội phạm trên phạm vi toàn cầu.

Xác định thẩm quyền tài phán theo điều ước quốc tế.

Quá trình tố tụng được tiến hành theo một quy chế được thừa nhận chung và phán quyết được đưa ra căn cứ vào các quy định của luật quốc tế.

Ngược lại tội phạm có tính chất quốc tế là loại hình tội phạm được định danh trong điều ước quốc tế hữu quan, nhưng quá trình xét xử được thực hiện tại tòa án quốc gia và theo luật hình sự quốc gia của nước có thẩm quyền tài phán theo quy định của điều ước quốc tế. Như vậy, vấn đề xác định thẩm quyền tài phán theo các nguyên tắc đã phân tích ở trên chỉ được đặt ra chủ yếu với loại hình tội phạm có tính chất quốc tế

Nhưng khẳng định này không thể loại bỏ phần nghiên cứu có liên quan đến thẩm quyền xét xử đối với nhóm tội phạm quốc tế, sẽ được trình bày.

Các nhóm tội thuộc thẩm quyền xét xử tội phạm quốc tế.

Theo khoa học luật hình sự quốc tế, tội phạm quốc tế (tội ác quốc tế) là các hành vi xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi sống còn của cộng đồng quốc tế, đe dọa an ninh và hòa bình thế giới.

Thuộc nhóm tội này là tội phạm chống lại nhân loại, tội ác chiến tranh, tội phạm chống lại con người và tội phạm chống hòa bình. Trong từng nhóm tội này, cộng đồng quc lế đã liệt kê các loại hành vi tội phạm cụ thể.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].