Theo các quy định này, mỗi quốc gia thành viên sẽ thông qua các biên pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán của mình.
Trong Công ước Liên hợp quốc về chống các hành vi tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được cộng đồng quốc tế thồng qua nấm 2000 đã ghi nhận các quy định về thẩm quyền tài phán hình sự đối với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Các quốc gia sẽ có thẩm quyền xét xử.
Đối với những, hành vi tội phạm thuộc diện điều chỉnh của Công ước. Cụ thể các quốc gia sẽ có thẩm quyền xét xử bao gồm:
- Quốc gia mà hành vi tội phạm được thực hiên trên lãnh thổ của quốc gia này;
- Quốc gia mà phương tiện, bay hoặc tàu thuyền mang quốc tịch nếu hành vi tội phạm được thực hiện trên phương tiện bay hoặc tàu thuyền;
- Quốc gia mà nạn nhân của hành vi tội phạm là công dân;
- Quốc gia mà cá nhân phạm tội là cổng dân hoặc quốc gia nơi nghi phạm thường trú nêu không có quốc tịch.
Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia sử dụng các nguyên tắc.
Như vậy, Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia sử dụng các nguyên tắc lãnh thổ, nguyên tấc quốc tịch mở rộng bao gồm cả quốc tịch của nạn nhân và quốc tịch của thủ phạm.
Cũng như quốc tịch của phương tiện bay lẫn quốc tịch của tàu thuyền nơi hành vi tội phạm được thực hiện nhằm mục đích xác lập quyền tài phán của quốc gia thành viên đối với các loại hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Mức độ áp dụng các nguyên tắc.
Mức độ áp dụng các nguyên tắc này không giống nhau. Theo các quy định của Công ước, nguyên tắc quốc tịch chủ động và thụ động chì được áp dụng trong các trường hợp được xác định cụ thể vể hành vi tội phạm.
Còn nguyên tắc lãnh thổ cũng như nguyên tắc quốc tịch cùa phương tiện bay và tàu thuyền được áp dụng đối với các hành vi tội phạm được định danh trong toàn bộ các điểu khoản của Công ước.
Nội dung nguyên tắc thẩm quyền phổ cập.
Nguyên tắc thẩm quyền phổ cập cũng được ghi nhận trong Công ước với nội dung: mỗi quốc gia thành viên sẽ thông qua các biện pháp cần thiết để thiết lập thẩm quyền tài phán của nước mình đối với những hành vi phạm tội được Công ước này điều chỉnh.
Kể cả trong trường hợp nghi phạm là công dân cùa nước mình cũng như là người nước ngoài đang có mặt trên lãnh thổ của nước mình và không bị dẫn độ cho quốc gia có thẩm quyền xét xử theo quy định.
Nguyên tắc thẩm quyền phổ cập được áp dụng với tính chất bổ trợ cho các nguyên tắc đã được xác lập ở trên. Nếu các quốc gia thực hiện quyền xét xử của mình theo các quy định này mà được biết các quốc gia thành viên khác cũng đang tiến hành điều tra, truy tố hay xét xử cũng hành vi tội phạm đó thì họ phải tiến hành phối hợp các hoạt động thích hợp.
Để tham khảo tìm ra giải pháp tối ưu, đảm bảo công lý được thực thi mà không làm ảnh hưởng lới quan hệ giữa các quốc gia có liên quan.
Tôn trọng chủ quyền cùa mỗi quốc gia thành viên là cơ sở pháp lý để Công ước quy định đảm bảo thẩm quyền tài phán hình sự của quốc gia thành viên được xác lập phù hợp với luật trong nước cùa quốc gia đó.
Tất nhiên việc xác định như vậy của luật quốc gia không được làm phương hại đến các chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế.
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận